Quốc. Chánh phủ Pháp đồng ý nhưng không có khả năng gửi quá
6.000 quân; họ xuống tàu Toulon tháng 1/1860.
Đạo quân viễn chinh Viễn Đông và người chỉ huy của nó phải dành
ư
u tiên cho những sự kiện ở Trung Quốc trước Việt Nam, nên Đô
đốc Page đành buộc lòng phải cho phần lớn quân lực của mình ở
Nam kỳ bổ sung cho cuộc viễn chinh mới này. Vì vậy, cuối tháng
3/1860, ông ta rời bỏ Sài Gòn, chỉ để lại và giao cho đại úy hải quân
d’Ariès phụ trách bảy trăm lính Pháp cùng với một toán nhỏ người
Tây Ban Nha.
Tại Trung Quốc, Page sắp đạt được những thắng lợi mới, nhất
là tại Bắc Kinh mà nổi tiếng với vụ tàn phá tệ hại Cung điện Mùa
Hè, ngày 8/10/1860; sau đó ông ta có thể gửi những đội quân quan
trọng về viện trợ cho Sài Gòn.
Quân đội Việt Nam được khích lệ trước cuộc rút lui của địch ở Đà
Nẵng, họ coi như một chiến thắng do chính sự nỗ lực của họ đưa lại,
đã được chuẩn bị khá sẵn sàng, mở cuộc tấn công vào đội quân của
thiếu tá d’Ariès. Những cuộc tiến công tiếp diễn liên tục ấy đe
dọa một cách nguy hiểm toán lính Pháp - Tây Ban Nha với số lượng
giảm xuống rất nhanh.
D’Ariès và Palanca nhất trí quyết định báo cáo cho cấp trên
biết tình hình bi đát của họ và yêu cầu gửi tăng cường cho họ một
số quân.
Phó Đô đốc Charner đến Sài Gòn tháng 05/1860 để thay Page
nhưng ở quá xa xôi không thể có một quyết định nhanh chóng được.
Viên lãnh binh Pháp tại Quảng Đông gửi sang Nam kỳ 150 binh lính
với số lượng cần thiết. Phía Tây Ban Nha, đại úy Olabe, lại một
lần nữa nhận nhiệm vụ trong cuộc viễn chinh, đến Sài Gòn hôm