kỳ một bên và Trung Quốc một bên. Các tướng lĩnh báo cáo với vua
về mọi tình hình xảy ra trong các địa phương họ phụ trách; nhà vua
cũng biết rõ những do dự và bối rối của các chánh phủ châu Âu.
Vua hy vọng rằng việc chiếm đóng Sài Gòn, mà trước mắt tỏ ra
rất bấp bênh [Page đi Hồng Kông chỉ để lại một lực lượng rất
yếu], trước sau rồi cũng tan rã đi, như cuộc chiếm đóng Đà Nẵng
thôi.
Nhưng, cũng chẳng hơn gì những lần trước, các tướng tá nhà vua
không biết lợi dụng thời cơ để tống cổ ra biển khơi cái số ít ỏi quân
chiếm đóng.
Tuy nhiên, trước khi rời Sài Gòn, Page cũng đã cố gắng thực
hiện được vài cuộc thương thuyết ngay trên chiếc tàu chỉ huy của
ông ta, chiếc “Primauguet” với đại diện Việt Nam. Trong các cuộc
thương thuyết, Aubaret cùng dự với ông ta. Một cuộc ngưng chiến
được ký kết ngày 8/1/1860. Ngày 28/1/1860, ông lại cắt đứt cả
thương thuyết và ngưng chiến.
Rigault de Genouilly, tin tưởng vào sự thực thi hiệp định mà chánh
phủ Trung Quốc mới ký hồi tháng 5/1858, vừa cho đại bộ phận hạm
đội và quân đội của mình hướng vào Đà Nẵng rồi vào Sài Gòn, lập
tức Trung Quốc lẩn tránh hiệp ước được ký kết và tiếp tục chiến
sự. Họ làm việc đó dễ dàng vì những cuộc hành quân của Rigault de
Genouilly tại Việt Nam đã giam lại ở đó toàn bộ đạo quân viễn chinh
và chánh phủ Pháp đang vướng mắc vào chiến dịch Italie không thể
nào cắt xén cho Viễn Đông một số quân nào khác. Vậy là người
Trung Quốc tự coi như được giải thoát hoàn toàn khỏi những kẻ thù
của trước ngày ký hiệp định.
Chiến dịch Italie kết thúc một cách tiềm tàng bằng chiến
thắng Solfèrino, ngày 24/6/1859. Ngay từ tháng 9, nước Anh đề
nghị với Napoléon III gửi một đạo quân viễn chinh mới sang Trung