không nên dựa vào ông ta để mưu toan những công chuyện có tính
chất phiêu lưu mạo hiểm.
Nước Tây Ban Nha yếu đuối, luôn luôn làm mồi cho tình trạng
vô chánh phủ, không thể lôi cuốn được sự quan tâm chú ý của ông và
ông cũng chẳng tỏ ra mấy cảm tình sẵn sàng giúp đỡ. Sau nữa, triều
đại Napoléon III càng về sau càng chìm vào những chuyện phiêu
lưu; mối quan hệ giữa Pháp và Tây Ban Nha bị sứt mẻ dần để rồi
kết thúc bằng cái lệnh của chánh phủ Pháp cấm Hoàng thân
Léopold de Hohenzollern lên ngôi vua Tây Ban Nha. Sự kiện này dẫn
đến cuộc chiến tranh Pháp - Đức và sự sụp đổ của đế quốc
Napoléon.
CUỘC ĐÁNH CHIẾM NAM KỲ CỦA PHÁP VÀ DỰ ÁN
VỀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA TÂY BAN NHA Ở BẮC KỲ
Sau cuộc rút khỏi Đà Nẵng có tính chất gần như một sự thất
bại, nước Pháp tập trung chú ý vào vấn đề Nam kỳ và cố hết sức
để có chỗ đứng vĩnh viễn tại đó. Ngày 03/12/1859, Đô đốc Page đặt
trụ sở của ông tại Sài Gòn.
Ông ta coi như mình đến tại một cơ quan của nước Pháp, một bộ
phận của Đế chế đang cần được khai thác làm cho sinh lợi. Đồng
thời cũng tại đó, “ông ta chờ đợi những lời đề nghị của kẻ thù”. Chưa
đầy mười lăm ngày ở “nhiệm sở mà ông ta đã vẽ ra những nét lớn
hơn cho những dự án kinh tế của ông ta và mở rộng cảng Sài Gòn
cho thương mại”.
Page cũng không hề lơ là công việc quân sự của mình.
Cùng lúc với việc cử ông ta làm tổng chỉ huy, vì rất rõ về những
sự chậm trễ trong các vấn đề giao thông với Viễn Đông và những