BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 76

ấy không. Và chắc chắn là Page, khi cho phần lớn quân Tây Ban
Nha trở về lại Manille, nhằm giữ thế lực tuyệt đối của bộ phận
quân đội Pháp, do đó cũng giữ luôn ưu thế của quân Pháp về những
mục tiêu kinh tế và chính trị.

Trước lệnh rút quân khỏi Đà Nẵng và trở về lại Manille, đạo quân

viễn chinh Tây Ban Nha của Phó Đô đốc Page, vị toàn quyền Tây
Ban Nha, đại tá Ruiz de Lanzarote, đã phản ứng như thế nào?

Người Tây Ban Nha trách toàn quyền của họ đã phản ứng “một

cách không thể nào chấp nhận được đối với cái danh thơm ‘dũng
tướng’ của ông ta, qua thái độ phục tùng một quyết định hoàn toàn
độc đoán…”

(13)

Tại đại bản doanh Philippines, một không khí thù địch đối với

cuộc viễn chinh ngày càng tăng, làm cho tướng Norzagaray và người
thay chân ông, là tướng Solano, bỏ quên luôn đơn vị Tây Ban Nha còn
đóng tại Nam kỳ. Solano cam lòng chấp nhận, không một lời phản
kháng, dự án rút khỏi Đà Nẵng của Đô đốc Page.

Nội các O’Connell cũng chẳng phản ứng gì hơn, lặng lẽ chuẩn y

cuộc rút lui cưỡng bức, đã được tư lệnh Philippines chấp nhận.

Thái độ uể oải đó không may lại phù hợp với thái độ chung của Tây

Ban Nha lúc bấy giờ và nước Pháp hẳn đã được thấy điều đó qua
những lần thử nghiệm hợp tác với nhau giữa hai nước. Nhiều lần,
Napoléon III đã đón nhận và gợi ý cho sự hợp tác ấy và lần nào Tây
Ban Nha cũng tỏ ra mệt mỏi nửa chừng chỉ muốn tìm cách bỏ cuộc.
Chẳng hạn tại Mexique, người ta tổ chức một cuộc viễn chinh Pháp -
Anh - Tây Ban Nha, nhằm buộc Juarez phải bồi thường cho những
người châu Âu cư trú tại Mexique đã bị nhiều thiệt hại nghiêm trọng
do các cuộc nội chiến liên miên gây nên. Ngay khi vừa đổ bộ lên
Vera-Cruz (tháng 01/1862), Tây Ban Nha đã tuyên bố hài lòng về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.