thể xảy ra, của những kẻ xâm lược. Họ thông hiểu hoàn toàn tình hình
căng thẳng ở Trung Quốc, diễn ra quyết liệt tại Pei-Ho, một cách
bất lợi cho người Anh và người Pháp.
Cuộc đàm phán kéo dài một tháng, rồi mới bị tan vỡ. Đạo quân
viễn chinh Pháp bắt buộc phải gửi một số quân sang Trung Quốc;
vậy nên phải đột ngột cắt đứt đàm phán.
Đây là một trong những hoạt động cuối cùng của Rigault de
Genouilly trước khi ông xin trở về nước và được thay thế, hồi
tháng12/1859, bởi Đô đốc Page. Để giữ thể diện một chút, ông ta cố
gắng tổchức một cuộc tấn công nho nhỏ trước lúc đi. Để gửi một
phần quân đội sang Trung Quốc, người Pháp đành phải rút lui bỏ
Đà Nẵng. Page yêu cầu tổng chỉ huy quân Tây Ban Nha, Ruiz de
Lanzarote, cho quân của ông ta xuống tàu trở về Manille, trừ vài
trăm người cần ở lại Sài Gòn với quân lính Pháp.
Lanzarote chấp nhận: đó là nguồn gốc sự hoài nghi cảnh giác
của người Tây Ban Nha, chẳng bao lâu đã biến chất và ngang nhiên
trở thành một sự bất đồng ý kiến hoàn toàn về những vấn đề
chính trị và kinh tế của cuộc viễn chinh, bởi sự thỏa thuận quân sự
thì lại luôn luôn vẹn toàn và luôn luôn thân ái.
Mặc dù đến Việt Nam với một tiếng tăm tốt về khéo ngoại
giao, Page thiếu mềm dẻo và khôn khéo đối với những quân đội
Tây Ban Nha và có nhiều quyết định khiến cho họ cảm thấy bỉ
mặt một cách nặng nề. Hơn nữa, ngay cả những người ở cương vị cao
nhất của ngoại giao, người ta vẫn tỏ ra lãnh đạm một cách đáng chê
trách đối với Tây Ban Nha. Vì vậy mà mặc dù có ghi rõ từ đầu là đạo
quân Tây Ban Nha sẽ đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Rigault de
Genouilly, người ta lại quên không báo cho Madrid biết Rigault de
Genouilly đã được Đô đốc Page thay thế, khiến cho các sĩ quan
Tây Ban Nha tự hỏi mình có phải chịu sự chỉ huy của vị tư lệnh mới