của những chiến công quân mình, trong một cuộc viễn chinh thực
hiện cộng tác với nước Pháp như vậy.
Dù sao thì chánh phủ Tây Ban Nha cũng đã hành động một cách
nhẹ dạ, bởi chẳng hề có một văn bản thành văn nào giữa Pháp và Tây
Ban Nha về cuộc viễn chinh Nam kỳ. Nước Pháp sẽ không bỏ quên
khai thác mặt yếu đó và sẽ không quên dựa vào chi tiết pháp lý để
bác bỏ những yêu sách của Tây Ban Nha và sau đó gạt Tây Ban Nha ra
để chiếm cả cho mình. Chẳng bao lâu, Pháp tuyên bố rằng, về
mặt pháp lý nước Pháp chẳng có trách nhiệm gì đối với Tây Ban Nha
trong kết cuộc của cuộc viễn chinh này.
Khi Rigault de Genouilly rời Đà Nẵng, tháng 02/1859 để vào Sài
Gòn, ông ta để lại thuyền trưởng Thoyon chỉ huy căn cứ này; quân
Pháp - Tây Ban Nha chỉ giữ thế phòng ngự và chịu đựng những cuộc
tấn công luôn luôn tiếp diễn của người Việt Nam.
Đô đốc Rigault de Genouilly đành phải trở lại Đà Nẵng để giải tỏa
cho đơn vị viễn chinh ở đây. Ông ta xin thêm viện trợ của Paris và
luôn luôn nóng lòng đợi chờ viện trợ này sớm đến bởi vì quân đang
bị các bệnh tật hoành hành thương tổn. Mãi ông ta mới nhận được tin
là nước Pháp đang mắc chân vào cuộc chiến tranh với Áo nên
không thể nào thỏa mãn được yêu cầu ông ta nhằm mục đích tiếp
tục chiến dịch Việt Nam một cách thắng lợi. Bộ trưởng Hải quân
loan báo rõ tin này cho ông Đô đốc và đề nghị ông ta cố gắng ký
kết với Việt Nam một bản hòa ước, thậm chí có quyền tự do bỏ cuộc
mà về.
Quả tình là ngay lúc này Napoléon III, trung thành với những lời
hứa hẹn của Louis-Napoléon Bonaparte, cựu đảng viên Carbonari
(tức Napoléon III), đã đưa quân đội Pháp vào chiến dịch Italie. Ông
đang ở vào ngày hôm trước của những trận Magenta (4/6/1859) và
trận Solférino (24/6/1859), là những chiến thắng vừa vặn của phút