Tây Ban Nha đã xử trí như một nước đồng minh hay chỉ đơn
giản như một nước trợ lực?
Có thể xảy ra những trường hợp mà Tây Ban Nha có thể sẽ tạo
ra cho chúng ta những cái lợi rất quý báu”
Khi Đô đốc Hamelin hỏi nên trả lời như thế nào trước những
câu hỏi ấy, ông Bộ trưởng Pháp đã viết cho đồng nghiệp Tây Ban
Nha của mình, ngày 21/07/1860, rằng ‘Tây Ban Nha đã tham gia
cuộc viễn chinh với tư cách là một đồng minh chứ không đơn
thuần là một nước trợ lực, do đó những cuộc thương lượng, công
bằng mà nói, cũng phải mang lại cho họ một đôi sự bù đắp riêng
tư”. Những chỉ thị gửi cho Phó Đô đốc Charner đã được quan niệm
theo tinh thần đó.
Trong một bản báo cáo đệ trình Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa,
Charner chỉ rõ rằng những giải thích ấy không đủ làm sáng tỏ cần
phải giữ một thái độ như thế nào trước những yêu cầu của viên đại
tá Tây Ban Nha.
Quả thật, chưa bao giờ có cuộc trao đổi những lời giải thích có hệ
thống và dứt khoát với chánh phủ Madrid về cái giá mà nước Pháp,
đến một lúc nào đó, phải trả cho Tây Ban Nha đã tham gia với mình
vào cuộc viễn chinh. Hình như lý do được viện dẫn, vì trên nguyên
tắc người ta chỉ có đề nghị Tây Ban Nha cộng tác vào cuộc viễn
chinh, bởi nguyên nhân dẫn đến cuộc viễn chinh là một sự xúc phạm
trực tiếp sinh mạng của một giáo sĩ Tây Ban Nha.
Vả lại, lúc đó người ta không biết cuộc viễn chinh sẽ kết thúc
bằng một hiệp ước với Việt Nam hay bằng một sự chiếm đóng lâu
dài một mảnh đất nào đó của Việt Nam; chắc chắn người ta đã giả
thiết rằng chánh phủ Tây Ban Nha sẽ đủ hài lòng với vinh quang