BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 70

Kitô giáo và là thần dân của vua Tây Ban Nha. Nếu như là
một sứ mạng văn minh khai hóa, công việc mang ánh sáng
Phúc âm lại cho người Bắc kỳ, những người vì muốn làm
nguôi lòng các pho ‘tượng thần đang nổi giận’ của họ, đã hy
sinh đi bao nhiêu mạng sống giáo sĩ và con chiên ta, vậy thì
cũng quan trọng cái việc làm cho quân Maures miền Nam,
những kẻ dưới sự bảo vệ của kinh Alcoran, đang cướp phá, cắt
cổ và bắt bớ hành hạ hàng trăm người Tây Ban Nha – Kitô
giáo. Theo ý tôi, việc này còn có cái thuận lợi là nó động chạm
đến chúng ta một cách hết sức thiết thực

(9)

”.

Vậy là ở Manille cũng thế, những người đại diện có tư cách hơn cả

chính những người đã được giao một phần trách nhiệm tổ chức cuộc
viễn chinh, cũng chẳng mấy nhiệt tình đáp ứng tham vọng những
người lãnh đạo của họ.

Trung Quốc cũng chẳng hơn gì. Ông Tổng lãnh sự Tây Ban Nha

Nicasio Canete y Morel, nhiệm sở tại Macao, trong một bản báo cáo
trực tiếp với vị Quốc vụ khanh của mình, ngày 20/04/1860 đã
không giấu giếm sự bất đồng của ông ta về vấn đề chiếm
đất đai tại Việt Nam.

Còn tại nội các Madrid thì luôn luôn người ta được nghe bảo vệ

luận đề sau đây: chính vì Philippines là đất Tây Ban Nha cho nên
điều cơ bản đối với Tây Ban Nha là tỏ rõ uy thế của mình trên
vùng bờ biển Việt Nam. Quần đảo Philippines và những thuộc địa
mà Tây Ban Nha sẽ thiết lập ở vùng Đông Á, sẽ bổ sung cho nhau.

Ngay hôm sau khi đánh chiếm Sài Gòn, viên đại tá Tây Ban Nha

Carlos Palanca y Gutierrez đã phàn nàn vì không được hưởng như
người Pháp những quyền lợi vừa chiếm được. Paris đã giải thích sự
việc đó với chánh phủ Tây Ban Nha bằng cách tuyên bố rằng: “…
sự chiếm đóng Sài Gòn chỉ là một biện pháp phòng ngự tạm thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.