một hòa ước có thể ký kết; họ bèn chuyển lại, ngày 18/01/1860,
những mệnh lệnh của nhà vua cho tư lệnh tại Philippines và Tổng
lãnh sự Tây Ban Nha tại Trung Quốc, yêu cầu họ gửi về những
thông tin liên quan đến những tiền tài mậu dịch mà có được thì
rất hay, ngoài những thông tin về bồi thường chiến tranh và thiệt
hại. Nội các cũng yêu cầu cho nội các biết rõ quan điểm của hai
người về “sự cần thiết lập chủ quyền của Tây Ban Nha trên một
trong những hải cảng Nam kỳ - trong trường hợp Pháp có thể giữ
lấy Đà Nẵng viện cớ là Pháp ‘có quyền’ từ trước, những cái quyền
cũ ấy, ngày nay Pháp có thể đòi lại cho mình bằng sức mạnh vũ
khí”. Quốc vụ khanh Tây Ban Nha nói thêm, trong công hàm gửi cho
Tư lệnh tại Philippines, rằng ông ta muốn có những chỉ dẫn cụ thể
qua trung gian vị chỉ huy đạo quân viễn chinh:
“... Về việc này, cũng đúng lúc nên biết chánh phủ Tây Ban
Nha có thể đòi hỏi Nam kỳ phải nhường cho Tây Ban Nha một
lãnh địa, một thành phố nào tương đương như Đà Nẵng, và sự
nhượng đất ấy sẽ mang đến lợi ích gì cho Tây Ban Nha, do
đó nên nhằm những vùng nào trên bờ biển làm mục tiêu?”
Trung tướng Fernando de Norzagaray Escudéro, Toàn quyền Tây
Ban Nha tại Philippines trả lời ông Bộ trưởng rằng ông ta không
mong chờ gì chiến dịch này sẽ kết thúc sớm và sau khi đã nhấn
mạnh về số tiền chi phí khổng lồ mà cuộc viễn chinh lôi cuốn
theo nó, giải trình dài dòng về tình hình bấp bênh của vùng quần
đảo dưới sự lãnh đạo của ông ta, rồi kết luận bản báo cáo như sau:
“… Nếu báo thù và bảo vệ cho các giáo sĩ, những người cùng
một tôn giáo với ta tại Bắc kỳ, một đất nước xa lạ đối với
chúng ta, là một điều vinh dự, thì cũng không nên quên rằng:
những dân tộc các tỉnh Visayes hiện phải chịu đựng những cuộc
khủng bố và lao tù của quân Maures vô sỉ, cũng đều là người