Năm 1857, họ [người Anh] đã gửi một phái đoàn sang đàm phán
để ký kết một hiệp ước thương mại, nhưng Tự Đức không chịu.
Còn Rigault de Genouilly thì rõ ràng là Huế không làm ông quan
tâm. Ông không thiếu lý do để chối từ một cuộc tiếp xúc với Huế
và cũng chẳng thiếu lý do để đến Sài Gòn.
Ngày 09/02/1859, hạm đội Pháp đến ngoài khơi Vũng Tàu và
ngược lên sông Sài Gòn. Kinh đô miền Nam nhanh chóng bị thất
thủ. Ngày 17/02, Rigault de Genouilly công bố một Nhật lệnh đầy
giọng chiến thắng cho quân đội ông ta về việc chiếm lĩnh thành
trì:
“… Một kho vũ khí hoàn chỉnh đầy đủ, 20.000 súng tay, 200
đại bác, 85.000 kg thuốc súng… Các kho chứa đầy… gạo đủ
nuôi từ 6 đến 8.000 người trong một năm, và một quỹ quân sự
chứa 130.000 quan tiền địa phương
”.
Thành này vài hôm sau bị phá hủy, theo lệnh của R. de Genouilly,
không đủ quân để đóng.
Sau đó, trong vài ba tháng liền, là một cuộc qua lại của bộ binh và
tàu bè giữa Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy lực lượng đội quân viễn chinh
chịu trách nhiệm giữ vững hai thành phố ấy, cách xa nhau gần
1.000km, không nhiều người ta vẫn cố giữ Sài Gòn và không rời bỏ
Đà Nẵng, sợ rằng bỏ Đà Nẵng sẽ gây hậu quả tinh thần không có
lợi. May cho đội quân viễn chinh, quân đội Việt Nam chỉ mở những
cuộc tấn công quy mô nhỏ.
Ít lâu sau khi biết tin quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm Đà Nẵng,
chánh phủ Madrid dự đoán rằng vua Tự Đức sẽ thỏa mãn những yêu
sách của hai nước đồng minh và xin giảng hòa. Họ đã dự đoán sai.
Nhưng nhằm đối phó với tình hình dự đoán, Madrid đã phái đại sứ