BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 65

quá trình chiến dịch và phần sẽ thuộc về mình, sau khi chiến
dịch hoàn thành.

Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Saturnio Calderon Collantes định

làm sáng tỏ vấn đề: ông ủy nhiệm đại sứ Tây Ban Nha tại Paris,
Alejandro Mon, thương lượng với chánh phủ Pháp. Bộ trưởng Ngoại
giao Pháp đã làm yên lòng vị đại sứ Tây Ban Nha và vị đại sứ đã báo
cáo lại với chánh phủ mình rằng “ông không biết nước Pháp có
quan tâm hay không quan tâm đến vấn đề chiếm cứ đất đai tại
chỗ xa xôi kia. Nhưng nếu Pháp thấy việc đó có lời và chúng ta
cũng thấy có lợi, thì chúng ta sẽ có phần bằng nhau. Ông ta nghĩ
rằng tốt hơn hết là ký với nhau một hiệp định thương mại, trong
đó hai bên cùng có những quyền lợi như nhau và dù cho kết quả ra
sao thì người Tây Ban Nha cũng như người Pháp, sẽ có cùng những
đền bù, những quyền lợi và những sự tiếp đón như nhau, nếu
chúng ta thấy phù hợp với chúng ta, sau khi cuộc viễn chinh kết
thúc”

(5)

.

Tuy vậy, vấn đề Nam kỳ không khỏi có tiếng vang đến Quốc

hội. Trước hết, nó bị Nữ hoàng phê phán trong bài diễn văn khai
mạc ngày 1/12/1858 và sau đó ngày 14/3/1859, khi đại biểu
Salustiano Olozaga trình bày trước Quốc hội một đề nghị mà ông ta
hết sức quan tâm: trong đó ông ta chất vấn chánh phủ về những
việc đã tiến hành, liên quan đến cuộc viễn chinh ông phê bình các
nhà lãnh đạo Tây Ban Nha đã tự động ký kết một liên minh tiến
công mà không cho Quốc hội biết và vi phạm điều khoản hiến
pháp quy định, trong những trường hợp phải có sự phê chuẩn của
Quốc hội.

Thực tế thì chưa có hoạt động gì trước khi ký kết, ngày

28/6/1858, bản hòa ước Pháp - Trung tại Thiên Tân, chấm dứt các
hoạt động quân sự tại Pei-Ho và để cho các lực lượng quân sự Pháp
của Đô đốc Rigault de Genouilly được tự do.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.