BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 64

Mặc dù có ưu thế như vậy, nhưng vì quá vội vàng lao vào cuộc

phiêu lưu mà không kịp chuẩn bị cho chu đáo trước, Madrid đã bỏ
qua cả điều cơ bản: là ghi lại thành văn bản những điều đã dàn xếp
với nhau, quy định cụ thể những quyền lợi và nhiệm vụ mỗi bên; vì
vậy mà sau đó chẳng bao lâu, Tây Ban Nha đã phải chịu những nỗi
thất vọng cay đắng.

Tại Tây Ban Nha, tình trạng nội bộ biến động thu hút hết sự

quan tâm của các chánh phủ. Nội các Armero, đã chấp nhận hợp tác
với Pháp, đã nhường chỗ cho chánh phủ Isturiz; chánh phủ này tồn
tại trong một thời gian ngắn ngủi, không lưu ý chút nào về vấn đề
Nam kỳ.

Tháng 6/1858, O’Donnell lên cầm quyền, Ông O’Donnell lãng

mạn này, một trung thần trụ cột của Hoàng hậu Christine, là người
có khả năng hơn ai hết, thể hiện cái chính trị vinh quang của nền
Phụchưng Tây Ban Nha. Ông ta dĩ nhiên có phần xa rời dư luận
quần chúng của đất nước và có chiều hướng đi theo đường lối
chính trị Tây Ban Nha của Philippines II. Nhưng người mà sắp trở
thành Công tước Tétouan, vì đã mang lại cho Tổ quốc mình cả thành
phố này cùng với một phần xứ Maroc, người mà sẽ mang trở lại
Saint-Dominque cho Tổ quốc và như vậy đã cùng một lúc đem Tổ
quốc mình trở lại làm chủ các thuộc địa ở châu Mỹ, chỉ có thể sẵn
sàng cho Tây Ban Nha đặt chân lên xứ sở Việt Nam. Và ông có thể
hoàn toàn ý hợp tâm đầu với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Bá tước
Walewski, con riêng của Napoléon I với nàng thiếu nữ Ba Lan dịu
dàng Maria Walewska, năm 1807, do nhiệt tình yêu nước, đã mạnh
dạn dấn mình rơi vào lòng người chinh phục diệu kỳ. O’Donnell,
chẳng bao lâu đã thấy ra rằng cuộc thỏa thuận Pháp - Tây Ban Nha
có một lỗ hổng quan trọng: Tây Ban Nha đã can thiệp cùng với Pháp
mà không quy định rõ ràng, trước những điều kiện hợp tác, trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.