BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 68

của mình tại Paris đến gặp Bá tước Walewski lần nữa, “nhằm hiểu
rõ ý đồ của chánh phủ Pháp trong vấn đề này như thế nào

(7)

”.

Theo như đại sứ Tây Ban Nha tại Paris nói, thì ông ta đã không thể

biết được gì cả. Qua những lần hội kiến với Napoléon III và Bộ
trưởng Ngoại giao, ông ta đã không tìm được một giây phút nào thuận
lợi, ông ta nói vậy, để đưa vấn đề ra bàn bạc và trong những sự kiện
có trước, mà văn bản còn nằm trong kho lưu trữ của Đại sứ quán Tây
Ban Nha, cũng chẳng tìm ra được một duyên cớ nhỏ nào để gợi lên
vấn đề đó. Trong một bức công hàm gửi cho Quốc vụ khanh ngày
28/12/1859, đại sứ Tây Ban Nha viết:

“Không hề có một hiệp định nào, không hề có một quy ước
nào cả mà chỉ có hành động nhân tạo và tôn giáo thúc đẩy
chúng ta, với tư cách là người Kitô giáo và người Tây Ban Nha,
cùng với nước Pháp, đi trừng phạt những kẻ đã giết một người
Tây Ban Nha và một người Kitô giáo và nhờ sự trừng phạt đó,
cứu mạng cho những người Tây Ban Nha và Kitô giáo khác.
Ngoài ra, ngài Quốc vụ khanh đã có trong tay lời hứa hẹn cụ
thể của chánh phủ Pháp rằng: ‘dù kết quả cuộc viễn chinh có
ra thế nào đi chăng nữa thì, nếu như có những điều lợi thì cả
hai nước sẽ được hưởng bằng nhau, về giá trị cũng như về
điều kiện’”

(8)

.

Rất rõ ràng là ông đại sứ Tây Ban Nha đã chẳng thiết tha gì có

được những lời lẽ chính xác, cũng chẳng muốn gì gợi ý cho chánh
phủ Pháp có những lời hứa hẹn phân minh, mặc dầu lệnh của
Madrid là phải đạt cho được hai điều này.

Tuy nhiên, nội các Tây Ban Nha vẫn kiên trì quan điểm của mình

và cố gắng hết sức mình để có những chỉ dẫn mà họ không sao tìm
được ở Paris và vẫn nghĩ tới mối lợi mà họ có thể khai thác được từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.