chót và quân Phổ tập trung ba trăm năm mươi ngàn người ở
Mayence, với ý đồ mờ ám nhưng đáng ngại. Nếu như phải duy trì
cuộc viễn chinh Trung Quốc, trong đó nước Pháp gắn liền với Anh
quốc thì không thể có vấn đề tăng cường cho cuộc viễn chinh ấy
được. Tình thế đã thay đổi sau đó mấy tháng, khi một hòa ước với
Áo đã được ký kết và Bismarck đã khẳng định rằng cuộc tập trung
quân tại Mayence chỉ nhằm tổ chức những cuộc thao diễn lớn.
Rigault de Genouilly thông báo cho chánh phủ Pháp rằng sự rời
bỏ Nam kỳ sẽ vô cùng tai hại cho uy tín của Pháp tại Viễn Đông. Ông
cho rằng do tầm quan trọng của vấn đề, bởi nó phụ thuộc vào
những sự kiện châu Âu, chính là Paris sẽ quyết định, chứ không phải
ông ta.
Sau cùng, ngày 22/6/1859, người ta đã đồng ý cho đại úy hải
quân Lafont, đặc phái viên của Phó Đô đốc, được có một cuộc hội
đàm với các đại diện Việt Nam. Lafont nói cho họ rõ những điều cơ
bản sẽ dùng làm nền cho mọi sự thỏa thuận hai bên. Nói chung,
những điều cơ bản ấy là: sự bổ nhiệm một đại sứ đặc mệnh toàn
quyền, tự do tín ngưỡng cho các giáo sĩ và những người Công giáo
Việt Nam, tự do buôn bán và sang nhượng một mảnh đất nào đó làm
vật bảo đảm cho sự thỏa thuận.
Ông Đô đốc Pháp vất vả lắm mới xin được với người Việt Nam
cho đại diện Tây Ban Nha tham dự đàm phán, bởi thái độ các giáo sĩ
Tây Ban Nha khiến các quan triều đình Huế cảnh giác nghi ngờ.
Theo lẽ phải mà nói, những cuộc đàm phán không thể nào tiến
hành được. Chánh phủ Việt Nam đâu có xa xôi gì mà không hiểu biết
ít nhiều về tình hình châu Âu và những vấn đề khó khăn mà
nước Pháp đang gặp phải, do cuộc chiến tranh với Áo gây nên, để cứ
thản nhiên theo đuổi cuộc viễn chinh Nam kỳ. Đọc báo chí Hồng
Kông và Trung Quốc, người Việt Nam rất biết về tin rút lui, có