những đề nghị đầu tiên của Juarez và rút luôn đội quân viễn chinh
của mình ra ngoài cuộc. Sau đó ít lâu, trong cuộc viễn chinh Roma
cũng vậy. Dĩ nhiên là Đức vua rất ngoan đạo
sẵn sàng bay sang
cứu Đức Giáo hoàng, nhưng đó chỉ là một ý định thoáng qua và người
Tây Ban Nha không kiên trì được. Những khó khăn xã hội và kinh tế
mà Tây Ban Nha phải trải qua những năm bạo lực, nổi loạn ấy chỉ có
thể làm tăng thêm thái độ ấy mà thôi; sự trang bị quân nhu, quân
dụng, không đáng kể; cái hạm đội vinh quang và lộng lẫy từng là sự tự
hào của đất nước đã trở thành cơ hồ không tồn tại. Vậy là về mặt
vật chất, Tây Ban Nha hầu như không có khả năng lo lắng những
vấn đề quân sự nữa.
Cả về mặt này, nước Pháp đã tìm cách giúp Tây Ban Nha. Nữ
hoàng Eugénie
không quên rằng mình là con gái một vị đại công
Tây Ban Nha, bá tước Teba và luôn luôn thúc đẩy vị Hoàng đế Pháp
hành động giúp đỡ tổ quốc quê hương của bà.
Nhờ vậy mà đã ký được hiệp ước thương mại Pháp - Tây Ban Nha
năm 1860; theo hiệp ước này nước Pháp gửi sang cho Tây Ban Nha
những kỹ sư và kỹ thuật viên. Nhưng kết quả không khích lệ lòng
người cho lắm và người Pháp bị dân Tây Ban Nha nhìn bằng con
mắt thiếu cảm tình, nên không làm được công trình nào có hiệu
quả.
Sau nữa, người Tây Ban Nha đã không may mất một người bạn
Pháp biết điều nhất trong lĩnh vực ngoại giao, là bá tước
Walewski: ngày 04/1/1860 Walewski phải rời bỏ Bộ Ngoại giao;
người thay thế ông là Thouvenel.
Antoine-Edouard Thouvenel là người đối lập với Walewski: ông
ta là đại sứ, thượng nghị sĩ, tư sản, quá trình đào tạo khôn khéo, thận
trọng, rất nền nếp và rất đúng mực, do đó đóng một vai trò to tát
trong môi trường quan trọng của giới tư sản thời kỳ Đệ nhị Đế chế: