“Những khó khăn cần phải khắc phục để có được một lãnh thổ
cho Tây Ban Nha tại Bắc kỳ và được chánh phủ của Nữ hoàng
thừa nhận không khỏi tạo nên một sự bất bình đẳng trong vấn
đề phân chia quyền lợi, bởi vì khi mà Sài Gòn không thể chia
cắt làm đôi thì nước Pháp sẽ chiếm giữ căn cứ ấy cho mình
và Tây Ban Nha sẽ chẳng có được cái lãnh thổ mong muốn
và… nếu sự thỏa thuận mà chánh phủ Nữ hoàng luôn luôn đòi
hỏi nhằm quy định những điều kiện và mục đích của cuộc viễn
chinh và đã được ghi rõ, thì Tây Ban Nha đã hoàn tất cho đến
chi tiết cuối cùng… và nếu hiệp ước đã được ký kết gắn
liền với việc chiếm đóng thành Huế, thì không thể nào có thể
đòi được ở Bắc kỳ một lãnh thổ mà Tây Ban Nha mong muốn
để bảo vệ các giáo sĩ và tạo ra sự buôn bán giữa Philippines và
An Nam;… do đó, nhất thiết phải đền bù vào sự chiếm đất
không thực hiện được ấy bằng cách trả một khoản tiền và
bằng những thuận lợi mà Pháp sẽ nhận được để bảo vệ sự buôn
bán và các hội truyền giáo của mình…”
Tất cả những điều trên chỉ là những hình thức thông tin lịch sự
giữa những nhà ngoại giao, trong đó mỗi người chỉ trao đổi những lời
thanh lịch mà chẳng mấy thấy mình bị ràng buộc về nội dung. Xét
cho cùng, chánh phủ Nữ hoàng chẳng nhấn mạnh vấn đề nhiều
lắm; còn chánh phủ của Hoàng đế thì quả quyết sẽ là người đi
đầu bảo vệ mọi quyền, nhưng trong trường hợp đặc biệt, vẫn phải
căn cứ vào những điều đã quyết định.
Tại Paris, người ta tự hỏi nên coi Tây Ban Nha như đồng minh
hay chỉ như một nước trợ lực.
‘Vì không có gì ghi thành văn bản với Tây Ban Nha’ người ta
nhấn mạnh nhận xét như vậy, do đó ‘trên nguyên tắc, người
ta đã đề nghị Tây Ban Nha hợp tác trong cuộc viễn chinh duy