thuộc quyền sở hữu của Tây Ban Nha, cùng với dòng sông của nó, là
sông Đồng Nai, cho đến cửa sông.
Palanca biết rõ tầm quan trọng của Biên Hòa, hơn nữa đã
nhiều lần nhấn mạnh nên chiếm lấy tỉnh này; ông ta còn
muốn chiếm Biên Hòa trước cả Mỹ Tho nữa kia. Thế là ông ta sẵn
sàng thuận theo đề nghị chắc chắn đó, nó còn có giá trị hơn những
lời hứa suông liên quan đến việc xâm chiếm Bắc kỳ. Ông ta coi đề
nghị này “như mảnh ván cứu khỏi chết đuối duy nhất trong tình
thế xoay vần của sự việc hiện nay… nhằm thỏa mãn dư luận công
chúng, thu hồi những số chi phí lớn lao đã bỏ ra và chỉ rõ cho thế
giới biết rằng không phải là vô hiệu quả mà Tây Ban Nha đã
mang vũ khí đến An Nam”
Nhưng không được giao trách nhiệm để nhận hay từ chối – vì
những chỉ thị ông cầm trong tay chỉ liên quan đến những ước
muốn của Tây Ban Nha có được một căn cứ ở Bắc kỳ – Palanca bèn
đệ trình dự án này lên chánh phủ, có thêm những lời thuyết minh
về cái lợi mà nó sẽ mang lại. Madrid trả lời ông ta rằng ngày 22/9
đã có những chỉ thị dứt khoát cuối cùng gửi cho đại sứ Tây Ban Nha
tại Paris, nhằm thông báo cho nội các Pháp, bởi người ta cho rằng
thay đổi ý kiến sẽ vừa không khôn ngoan, cũng không xứng đáng:
“Nếu như lúc đầu người ta đã tưởng có được một lãnh thổ tại đất
nước An Nam là điều có ích, thì thời gian đã chứng minh rằng việc
tạo ra được một lãnh thổ như vậy sẽ đòi hỏi những hy sinh cho đến
nay khó mà biết được”.
Madrid nghĩ rằng người Pháp sẽ không nhận được sự đền bù về
những hy sinh đã chịu, cũng như sẽ không củng cố được quyền
hành trong những mảnh đất chiếm được mà không phải tăng cường
lực lượng và nhân chi phí lên gấp nhiều lần, rằng do Tây Ban
Nha có nhiều thuộc địa rộng lớn và giàu có gần kề và do chủ
quyền của nó trên những lãnh thổ xa xôi khác: “Tây Ban Nha không