phi thường. Là bình thường nhưng nhận biết, và bình thường trở
thành linh thiêng.
Mọi thứ trong vũ trụ là vô thường...
Cho nên đừng lo nghĩ. Mọi thứ là vô thường: vui thú và đau đớn,
tình bạn và thù địch, nghèo và giầu, thành công và thất bại, sinh và
tử. Tất cả là trong một luồng chảy, tất cả là vô thường, cho nên sao
bị lo nghĩ? Mọi thứ liên tục thay đổi. Đừng bám víu - bám víu mang
tới khổ, bám víu biểu lộ việc hiểu sai của bạn. Khoảnh khắc bạn
bám vào cái gì đó, bạn đang sống với ý tưởng rằng nó có thể là vĩnh
hằng. Không cái gì có thể vĩnh hằng, và không cái gì có thể được
làm về nó. Chính bản tính của mọi thứ là vô thường.
Bạn đang cố bắt giữ cầu vồng. Chúng là đẹp, nhưng bạn không thể
bắt giữ được chúng - khoảnh khắc này chúng có đó và khoảnh khắc
khác chúng mất đi. Cho nên đừng bám vào bất kì cái gì vì mọi thứ là
vô thường. Và đừng ham muốn bất kì cái gì vì cho dù bạn có nó,
bạn sẽ mất nó. Nếu bạn không có nó, bạn sẽ bị thất vọng. Nếu bạn
có nó và mất nó, bạn sẽ thất vọng. Theo cả hai cách bạn sẽ trong
khổ, bạn đang mời khổ. Cho nên đừng ham muốn bất kì cái gì và
đừng bám vào bất kì cái gì.
Bất kì cái gì tới, chấp nhận nó. Phật gọi điều đó là tathata, như vậy.
Chỉ chấp nhận nó, sống qua nó một cách im lặng, không bị khuấy
động bởi nó. Khổ tới, nó sẽ đi. Sướng tới, nó sẽ đi. Mọi thứ trôi qua,
không cái gì ở lại, cho nên không có cái gì để lo nghĩ.
Liên tục trải qua đủ mọi loại kinh nghiệm, và thế thì bạn sẽ biết rằng
người ta có thể đi qua thế giới không bị làm ô uế, không bị làm biến
chất. Người có thể sống trong cung điện mà không bám víu, thế thì
người đó là sannyasin; và người có thể sống trong lều và có thể
bám lấy lều, thế thì người đó không là sannyasin.
Đó là lí do tại sao tôi không bảo bạn từ bỏ thế giới, tôi đơn giản nói:
Có tính quan sát. Đó là điều tinh tuý của thông điệp của Phật.
Mọi người hỏi tôi, "Nhưng Phật đã từ bỏ thế giới. Tại sao ông ấy đã
từ bỏ?" Ông ấy đã từ bỏ khi ông ấy chưa là vị phật. Ông ấy đã từ bỏ
khi ông ấy là dốt nát như bất kì người nào khác. Ông ấy đã từ bỏ
trong dốt nát.