Canh Dương nhất định cũng cùng với những người trong nhà ngồi nơi sân
thưởng nguyệt chứ?
Đột nhiên nhớ lại hồi đó đến nhà anh chơi, nhìn thấy câu thơ Canh Dương
luyện chữ viết trên tờ giấy: “Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng
thiền quyên". Trên tờ giấy dầy đặc đều là tên của chàng, trộn lẫn trong giữa
câu thơ. Đãn Nguyện Nhân Trường Cửu, Đãn Nguyện Nhân Trường Cửu,
thì ra Canh Dương trước đây lâu đến thế, sớm đã tồn tại một trái tim như
vậy. Phải là cách nhau ngàn dặm ư? Mùi vị xa nhau ngàn dặm lại là đắng
cay như thế, khó nuốt đến thế ư!
Thế mà, dù cho ngàn dặm cách xa thì họ cũng không thể tránh được phần
số đau thương, đường tình đến mức này, từ đây chắc là bất lực, đoạn tuyệt
rồi.
Tháng Chín, sau lúc trở về thành phố, Phượng Tường bắt đầu theo Long
Tường mỗi ngày đến cửa hiệu lương. Vừa bắt đầu thì Long Tường dạy
chàng trông coi sổ sách, thỉnh thoảng cũng dắt chàng đi theo làm việc xã
giao. Phượng Tường đối với việc này tuy rằng không hứng thú lắm, nhưng
cũng không chê bai, chỉ xem như là việc học tập. Long Tường cũng nhận ra
đứa em út này đối với sự nghiệp chẳng có tham vọng chí lớn gì, tuy nhiên
làm việc vẫn coi như là ổn thỏa vững chắc, bèn yên lòng từng bước đem
các việc lặt vặt trong hiệu lương giao cho Phượng Tường giải quyết, còn
mình chuyên tâm lo về những vụ đầu tư khác.
Trong khoảng mùa thu năm 1944, thế cuộc ngoại thành vô cùng thê thảm,
chiến trường Nhật Bản bị các cường quốc bao vây tiêu diệt, đã hiện rõ sự
căng thẳng. Thường có danh tiếng là kho lương vùng Đông Bắc, mà người
Nhật nơi đây giờ cũng bắt đầu thi hành chính sách khẩu phần lương thực,
phần lớn hàng hóa và vật liệu đều chuyển ra chiến trường trợ giúp tiền
tuyến, hết lòng cống hiến Thiên Hoàng Thần Chiếu Đại Đế.
Thời kỳ thế này, cửa hàng lương thực là điều chẳng đáng theo đuổi, nhưng
chuyện làm giầu dễ dàng nhất cũng chính là những kẻ thương mại tinh
khôn thuộc loại giống như Lý Long Tường, họ biết lợi dụng loạn lạc để
chiếm đoạt. Anh có quan hệ rất tốt với người Nhật Bản nằm trong chính
quyền Mãn Châu, ngoại trừ tuân lệnh giao hết lúa gạo, có ngầm hứa với