nhìn xuống sàn nhà. Trông bà còn khỏe mạnh, dù mới vừa trải qua cơn
khủng hoảng, tóc màu nâu đã điểm bạc, đôi mắt xanh lạ lùng, nhìn qua tôi
mà như đang nhìn đâu đâu.
“Ông có thể giúp được chứ?”.
“Để xem ông bà đã biết được gì rồi?”.
Chồng bà đang giữ giấy khai sinh đựng trong phong bì trang trọng, qua lớp
giấy bóng kiếng nhìn vô thấy trang giấy đen do bàn tay thô kệch vò nhàu.
Feather Starr sinh ngày 12 tháng 8, không khai tên cha. Thời đó khai sinh
phải ghi luôn thuộc chủng tộc nào vào một ô nhỏ. Cháu Feather thì ghi vô
ô vuông một chữ “w” thường.
“Được đấy, tôi nhớ là báo đăng lên Robin hay Cyndi hay là gì cũng được
lúc đó còn ở bên Châu Âu kia mà?”, tôi nói.
“Nó bỏ nhà đi sáu tháng trước đó, chúng tôi không dám nhìn nhận vì xấu
hổ”, ông Vernor kể.
“Ông đi báo cho Sở cảnh sát rồi chứ?”.
Nó đã hai mươi mốt, thưa ông Rawlins, bỏ không học nữa. Cảnh sát không
làm gì được. Gia đình chúng tôi mong được nhìn mặt đứa cháu ngoại, giờ
này không biết đang ở đâu đó? Vậy là cháu tôi vẫn còn đâu đây? Ông
Garnett vừa nói vừa khóc.
“Dạ, còn chứ!”.
“Ông nói sao?”, bà Garnett hỏi lại. Nghe hỏi tôi hiểu ngay bà không còn có
thể nghe thêm gì nữa, nhưng tôi thì còn nhiều điều cần nói ra.
“Ai mà biết được một con bé như thế lại đi biết lo cho con?”
“Nó như thế nào?”, người cha hỏi.
“Ông là người vác đơn đi kiện, thưa ông>”, tôi nhìn ngay vô mắt ông. Ông
biết rõ quá rồi, bọn con gái đó nhét tiền trong ngực trong ống quần? Tôi
nhếch mép cười, mỗi lời tôi nói như một cú đấm giáng vô đầu ông.
Ông ngồi cúi đầu xuống nhăn mặt, tôi nói tiếp: “Một con mẹ ở xóm
Hollywood Row lo làm tóc, lại chờ một anh chàng xăm mặt. Gã lo tiền,
trước sau cũng phải trả thôi. Gã phải bỏ tiền mua rượu được nhìn em nhảy
múa trong quán bar hay là phải gửi tiền lại trước khi ra về?”.
Vừa nói tôi vừa xích ra ngoài mép ghế. Ông Garnett ngồi dựa lưng ra sau –