ngoài này. Ngày hôm đó không tốt trời, bầu không khí năng nề và oi nồng.
Ông mục sư đọc lời tiễn biệt, cha tôi nắm chặt tay tôi không buông ra.
Một tuần sau, ông bỏ đi qua định cư bên Mississipi. Từ đó không quay về
quê cũ , và không ai còn biết tin tức ông sống chết ra sao . Hay là ông có vợ
mới đi làm ăn nơi khác. Hay có khi trong đêm ông đụng độ với ai đó, bắn
chết người, bị bắt giam suốt quãng thời gian lúc tơi còn thơ ấu.
Tôi ngồi ăn dưới bếp, nhìn ánh nắng soi trên mặt bàn. Tôi ngồi xuống bàn
thấy lại dấu khăn lau nhà lần cuối trước lúc Regina bỏ đi.
Chợt tôi òa khóc, khóc như lúc tôi còn nhỏ tôi đã trải qua những ngày đau
khổ, nước mắt nước mũi đầm đìa. Tôi thấy cha tôi đang cầm tay tôi có một
bà già chờn vờn phía sau khóc lóc sót thương cho tôi.
Tôi khóc rống lên, tay đập xuống bàn. Cho đến lúc tôi cảm nhận được nỗi
đau mất mẹ lúc đó không còn sợ hãi cái chết nữa. Tôi căm ghét cha tôi, giá
mà như lúc này ông quay về đứng ngoài kia tôi sẽ moi mắt ông ra.
Cái cảm giác đó vụt biến đi, tôi không còn tưởng nhớ đến Regina, hay ít
ra tai tôi không còn nghe lại những tiếng kêu rêu. Tôi thương nhớ con bé
Edna như tôi thương tiếc cho chính tuổi thơ của tôi bị đánh mất từ lúc còn
bé.
Lúc nghe tiếng điện thoại cũng là lúc tôi lấy lại hơi thở bình thường.
Tôi nhận ra được như một tín hiệu.
“Gì hả?” tôi nói và tôi đoán không phải Regina gọi, tôi không bao giờ còn
được nghe nàng nói.
“Có phải ông Rawlins?”
“Dạ”
“Tôi Sylvia Bride đây”
“Ờ - hơ?”
“Ông có đem gì theo cho tôi không nếu tôi giao đứa bé lại cho ông?”.
“Đưa bé nào nhỉ?”
“Cái con khỉ họ”
“Với tôi không thành vấn đề, tôi không lừa gạt ai, nếu cô em nói có thiệt
thì dễ thôi, nhà kia sẽ đền ơn”
Không nghe cô nàng nói gì, chỉ còn tiếng đứa bé khóc bên kia đâu đây.