- 120 -
Đại Đường Tây Vực Ký
vì là con cháu của Pháp Vương nên ra đi trước sự hung bạo và an nhẫn
trước sự giết hại, vì đó là sự ô nhục của tông môn, nên xa rời thân tộc
và bốn người đó đi vào phía bắc của núi tuyết. Một vị làm vua nước Ô
Trượng Na, một vị làm vua nước Phạm Diễn Na, một vị làm vua nước
Tu Ma Đản La, một vị làm vua nước Thương Di, để cho hoàng đồ cơ
nghiệp không tuyệt tự.
Phía nam của thành ba dặm tư, nơi rừng Câu Luật Thụ có một Bảo
Tháp do vua A Dục xây, đây là nơi mà sau khi đức Thích Ca thành
Chánh Giác rồi, về lại nước gặp phụ vương thuyết pháp. Vua Tịnh
Phạn biết rằng Như Lai đã hàng phục được ma quân và du hành hóa
độ nhưng trong lòng rất khao khát được đảnh lễ, liền ra lệnh thỉnh Như
Lai và nói rằng:
- Ngày xưa hứa sau khi thành Phật trở về nơi sanh quán, lời nói nầy
vẫn còn ở trong lòng ta. Vua sai sứ đến nơi Phật tuyên nhắc lại ý của Phụ
Vương. Như Lai thưa rằng:
- Sau bảy ngày sẽ trở về lại quê quán.
Sứ thần về lại tâu lên Vua. Vua ra lệnh cho thần dân phải quét dọn
đường sá cùng trưng bày hương hoa và cùng quần thần đi 40 dặm hơn,
với xa giá để nghinh tiếp. Lúc ấy đức Như Lai cùng đại chúng câu hội.
Có tám vị thần Kim Cang hộ vệ và tứ thiên vương dẫn đầu. Đế Thích và
các vua trời Dục giới. Phạm Vương cùng các Vua trời Sắc giới đứng bên
phải. Các vị Tỳ kheo tăng xếp hàng đi phía sau. Chỉ có đức Phật ở giữa
chúng hội như là mặt trăng giữa các vì sao. Uy thần động đến tam giới.
Ánh sáng quang minh gấp bảy lần mặt trời, đi bộ trên hư không, để về
lại nơi sanh quán của mình. Vua cùng triều thần các quan lễ kính rồi lui.
Về lại nơi mình ở. Tại đây cũng có một Già Lam của Câu Lô Đà Tăng.
Phía bên nầy không xa cũng có một Bảo Tháp. Đây là nơi mà Như Lai
đã ngồi dưới gốc cây đại thọ mặt hướng về hướng đông, thọ nhận Cà Sa
bằng tơ vàng của Di Mẫu. Kế đến là Bảo Tháp để ghi lại nơi Như Lai đã
độ cho tám vương tử và năm trăm người dòng họ Thích.
Cửa phía đông của thành và phía bên tay trái có một Bảo Tháp. Nơi
đây ngày xưa tất cả các nghi lễ đã được luyện tập học hỏi. Bên ngoài cửa
có một đền thờ Tự Tại Thiên, trong đền thờ có tượng Thiên Vương uy
nghi đĩnh đạc, mà nơi đây Thái Tử đã ở lại đền nầy. Vua Tịnh Phạn đã
cho người đến nước Thử Phạt Ni nghinh đón Thái Tử về. Sau đó đến đền
khác, Vua nói đền nầy rất linh. Các đứa bé dòng họ Thích đều đem đến
đây cầu nguyện gia hộ, có hiệu quả, cho nên đem Thái Tử đến đây để
cầu nguyện. Lúc bấy giờ truyền mẫu hậu vào đền, tượng đá liền đứng
dậy để nghinh đón Thái Tử. Thái Tử đi rồi, tượng mới ngồi xuống.