- 142 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Phía đông Đại Thành đi hơn hai trăm dặm, đến Chùa A Tỳ Đa Yết
Sách Noa, chu vi rất rộng và điêu khắc rất công phu. Hoa lá trên mặt hồ
và lầu các hai bên giao nhau đã tạo nên cảnh rất sinh động. Tăng đồ rất
trang nghiêm, mọi người kính nể. Nghe người xưa thuật lại rằng:
- Ngày xưa, từ núi Tuyết Sơn phía bắc thuộc nước Đỗ Hóa La có ba
vị Sa Môn vui học. Hai trong ba người cùng một ý, lễ bái tụng niệm và
an nhàn. Mỗi người như vậy tự nói rằng:
- Diệu Lý thâm sâu khó có thể dùng ngôn từ để đàm luận và nghiên
cứu. Nhưng Thánh Tích thì đã sờ sờ ra đó có thể tìm hiểu được. Nghi
hỏi chưa đến đâu mà sao xem Thánh Tích được. Rồi sau đó hai trong ba
người đấu trượng với nhau rồi ra đi. Khi đến Ấn Độ, họ ở trong những
ngôi chùa. Có lúc nơi xa xôi, không tìm chỗ ở được, cho nên phải ở
bên ngoài, gió mưa vào bên trong thấm mệt. Miệng bụng nhan sắc hình
dung khô kiệt đói rét. Lúc bấy giờ Vua của nước nầy xuất du gần đó thấy
họ là những khách tăng cho nên kinh ngạc mà nói rằng:
- Những vị khất sĩ từ đâu đến vậy? Mà sao hình thù quái dị quá?
Các vị Sa Môn đáp:
- Chúng tôi thuộc nước Đỗ Hóa La, theo lời di giáo cao cả ngày xưa,
nên cùng đi lễ Thánh Tích. Bởi vì bạc phước cho nên chưa có toại nguyện.
Các vị Sa Môn Ấn Độ chưa quan tâm việc du hành nầy cho nên muốn trở
về bổn quốc mà đi tham lễ chưa xong, còn ở lại thì khổ tâm biết mấy.
Vua nghe xong, lòng thêm thương xót, cho nên ra lệnh kiến tạo Già
Lam và ra chiếu chỉ rằng:
- Ta tuy là kẻ được thế nhân tôn trọng, là bậc cao quý, nhưng so ra
Tam Bảo còn cao cả hơn. Cho nên dầu là Vua cũng phải quy y Phật. Ai
đắp y hoại sắc ta phải chiếu cố. Nay kiến lập đạo tràng nầy để làm nơi
lui tới của người hành hương. Từ đây trở về sau, khi các vị tăng đến phải
ở trong Già Lam không được ở trong nhà.
Vì thế mới có tên già lam như vậy. Ở phía đông nam của Già Lam A
Tỳ Đa Yết Sắc Noa, đi hơn 100 dặm qua sông Hằng, đến làng Ma Ha Bà
La gặp một vị Bà La Môn chẳng tôn trọng Phật Pháp. Lúc bấy giờ thấy
các vị Sa Môn mới hỏi về chuyện tu học biết được trí thức của họ rất cao
và sâu cho nên kính lễ.
Phía bắc sông Hằng, có một đền thờ Na La Diên. Lầu các nhiều tầng,
trang hoàng xinh đẹp. Các tượng chư Thiên đều làm bằng đá. Người đời
nói rằng rất linh ứng khó có thể nói hết. Phía đông của đền thờ Na La
Diên, đi hơn 30 dặm có một Bảo Tháp do Vua A Dục dựng nên. Một nữa