- 140 -
Đại Đường Tây Vực Ký
cảm tạ.
- Cảm tạ ân sâu khó có thể dùng lời để báo đáp.
Người kia giận dữ, liền bị sát hại. Thọ thân trung ấm. Rồi tử thi kia
thán trách:
- Do nguyện đời đời mà chưa báo được đức dày, liền thác sanh vào
nhà của một người Bà La Môn ở miền nam Ấn Độ, cho đến việc thọ thai
và xuất thai khổ sở khôn luờng. Nhớ đến ân đức không thể nói nên lời.
Không biết nghiệp gì mà thọ thân để sanh con như thế. Mỗi sự hoài
niệm về ân trước đều nhẫn nại mà không có lời nào. Những người trong
gia tộc gặp thấy rất kinh dị. Trải qua sáu mươi lăm năm như thế vợ tôi
mới hỏi:
Anh nói được chưa? Nếu mà không nói được, hãy giết con anh đi.
Lúc đó tôi nghĩ rằng cách biệt thế gian, tự thấy già suy, chỉ có đứa
bé nầy mà thôi. Vì thế dừng lại, Vợ tôi không cho sát hại rồi bèn la lên
tiếng như thế đó.
Ẩn sĩ đáp:
Ta đã qua rồi. Đây là ma lực. Kẻ sĩ cảm ơn mà buồn việc không thành
cho nên phẩn nộ mà chết, khỏi bị nạn chết cháy, nói rằng cảm ơn sự cứu
mệnh mà chết cho nên ở đây còn gọi là hồ liệt sĩ.
Phía tây hồ liệt sĩ có một Bảo Tháp thờ ba con thú. Lúc Như Lai tu
hạnh Bồ Tát. Đây là nơi thiêu thân. Ở kiếp sơ, lúc bấy giờ trong rừng nầy
có một con cáo, con thỏ và con khỉ. Tuy khác loại nhưng rất hòa đồng.
Lúc bấy giờ Thiên Đế Thích mới thử lòng người tu Bồ Tát hạnh, xuống
trần hoá hiện một người già và nói với ba con thú đó rằng:
- Hai trong ba chúng bay đã được yên ổn không còn lo sợ gì nữa!
Đáp rằng:
- Ở đây cỏ cây tươi tốt, chúng con tuy khác loài nhưng cùng vui và
rất an lạc.
Lão nhân nói rằng:
- Nghe nói hai trong ba chúng bay có tình nồng hậu và ý chí thân
mật, đã quên lão già nầy cho nên ta từ xa đến đây để tìm. Bây giờ đói
quá, không có gì để ăn hết.
Đáp rằng: