- 138 -
Đại Đường Tây Vực Ký
đó tìm đến ngài Uất Đầu Lam Phất, đang ở cõi Phi Tưởng định với chư
Thiên, nghe tiếng báo rằng Uất Đầu Lam Phất đã mệnh chung bảy ngày
rồi. Như Lai tự than:
- Không biết làm sao gặp được!
Chưa nghe Diệu Pháp mà đã biến hóa, từ đó ngài quán sát trong thế
giới, thấy Ông A Lam Già Lam chứng được Vô Sở Hữu Xứ Định, nhưng
chư Thiên báo ông ấy cũng đã mạng chung năm ngày rồi. Như Lai lại
than tiếp:
- Thương cho người bạc phước.
Như Lai lại quán sát xem ai có thể thọ giáo, chỉ có năm người ở trong
rừng nai có thể thọ giáo trước được. Cho nên đức Như Lai lúc bấy giờ
liền rời khỏi cây Bồ Đề đến rừng Nai. Dáng vẻ uy nghi tịch tịnh thần
quang rực rỡ, sắc thái như ngọc, thân hiện màu vàng an nhiên đến trước
nơi năm người. Khi năm người nầy mới thấy đức Như Lai đồng nói
rằng:
- Đừng nên đón ông ta. Thời gian năm tháng trôi qua chắc chẳng
chứng Thánh quả gì, cho nên mới thối tâm và tìm lại chúng ta đây. Hãy
mặc nhiên đừng đứng lên kính lễ.
Như Lai càng tiến gần thì uy thần càng lay động, năm người nầy
quên đi sự chế ngự, mà bái nghinh, hỏi han đức Như Lai.
Đợi cho xong, đức Như Lai mới từ tốn khai thị Diệu Lý. Hai bên ngồi
yên xong rồi, mới biết ngài đã chứng quả.
Phía đông của rừng Thí Nai đi khoảng hai ba dặm đến một Bảo
Tháp. Bên cạnh đó có một cái hồ chu vi tám mươi bộ, gọi là hồ cứu mệnh,
cũng còn có nghĩa là Liệt sĩ mà người xưa cho biết rằng:
- Cách đây hàng trăm năm trước có một vị ẩn sĩ.
Nơi phía ao ghi lại dấu tích của việc nối kết cái bình với kỹ thuật cao
cuờng nghiên cứu về thần lý siêu việt có thể sử dụng đá sỏi làm người
thật, hoặc là hình gia súc rất dễ dàng, nhưng chưa có thể đi mây về gió
được, bằng ra công tìm cầu phép Tiên xưa nay. Nơi đây cũng cho biết
rằng: Phàm là thần tiên, phải có thuật trường sanh, muốn cầu học phép
phía trước, phải kiến trúc đàn tràng, chu vi một trượng chiêu mộ các liệt
sĩ dũng mãnh cầm dao dài, đứng nơi đàn tràng, đứng yên lặng không
được nói. Ông tiên ngồi ở giữa đàn, tay cầm một con dao dài, miệng
đọc thần chú để cầu nguyện. Chú ý tập trung vào một điểm, đoạn cầm
dao lên biến thành kiếm thật. Có lúc ở trên hư không biến thành các vị