- 137 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Cả năm người tuân mệnh và muốn đi tìm kiếm. Họ ra đi với mục
đích khuyên Thái Tử. Mỗi người tự nghĩ rằng:
- Phàm kẻ tu học khổ để chứng hay là vui để chứng?
Người thứ hai đáp rằng:
- Đạo là một sự an lạc
Người thứ ba đáp rằng:
- Đạo là sự cần khổ
Hai ba lần tranh luận với nhau chưa xong, trời đã sáng. Lý tư duy
của Thái Tử đã hết cho nên mới phục những người tu khổ hạnh bằng
cách tiết chế ăn một ngày một hột mè chỉ để duy trì thân thể mà thôi,
Hai người kia nghe thế mà bảo rằng:
- Thái Tử sở dĩ làm như vậy là không đúng pháp. Phàm người tu Đạo
thì vui để chứng chứ. Mà nay chỉ có khổ hạnh, thì phải đi thôi. Xả bỏ
điều đó xa lìa nơi đây để tư duy mới chứng quả được.
Thái Tử tu khổ hạnh nơi đây sáu năm mà chưa chứng được Đạo quả,
cho nên biết rằng việc tu khổ hạnh là không đúng và sau đó dùng cháo
sữa, rồi chứng quả. Ba người khác khi nghe như thế mới than rằng:
- Đã sắp thành công rồi sao lại bỏ đi!
Sáu năm tu khổ hạnh ấy chỉ một ngày mà hao tổn công đức. Sau đó,
họ tìm đến hai người kia để xin ý kiến. Họ cho rằng:
- Trước đây thấy Thái Tử có đầy đủ tất cả ý nghĩa khi ra khỏi cung
Vua, ở nơi hoang dã. Bỏ y phục trân quý bằng da nai, tinh cần quyết chí
chỉ một lòng khổ tâm cầu được Diệu Pháp thậm thâm đến Vô thượng
quả. Còn bây giờ nhận bát cháo của nàng Mục Nữ, nghĩa là đã thua ý chí
trong đạo rồi. Ta biết như vậy nhưng chẳng có cách gì khác để khuyên
can được.
Hai người kia đáp rằng:
- Sao anh chỉ thấy lúc hoàng hôn. Người nầy là kẻ kiệt quệ, ở đây
chứ đâu phải thâm cung mà được an ổn cung phụng. Không có tâm yên
tịnh, làm sao ở nơi sơn lâm được, chỉ có thể làm Chuyển Luân Vương
thôi. Hãy để cho anh ta đi đi, đừng có luyến tiếc làm gì. Nói ra thêm xót
xa nữa.
Bồ Tát tắm dưới sông Ni Liên ngồi dưới gốc cây Bồ Đề thành Đẳng
Chánh Giác, hiệu là Thiên Nhơn Sư, thanh tịnh trầm mặc. Trong sát na