- 152 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Đại Chánh Tân Tu
Đại Tạng Kinh quyển thứ 51, thuộc Sử Truyện bộ thứ 3,
từ trang 867 đến trang 948, gồm 12 quyển,
do Ngài Huyền Trang đời nhà Đường dịch
Ngài Biện Cơ soạn lại.
Sa Môn Thích Như Điển,Phương Trượng Chùa Viên Giác , Đức Quốc
dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt
quyển nầy bắt đầu từ ngày 22 tháng 11 năm 2003
tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợitrong mùa nhập thất
với sự trợ dịch của Tỳ Kheo Thích Đồng Văn,Tỳ Kheo Thích Hạnh Giới.
Thứ tự kinh văn số 2087.
Nước Ma Kiệt Đà. (Phần một.)
Nước Ma Kiệt Đà chu vi năm ngàn dặm. Trong thành nhỏ có nhiều
người ở. Đất đai màu mỡ dễ dàng trồng trọt, có nhiều loại lúa hạt rất
to, mùi thơm đặc biệt và màu sắc lóng lánh. Tục lệ hay dùng lúa gạo để
cúng dường. Đất trồng trọt nằm dưới thấp. Cư dân ở miền cao. Sau mùa
hạ và trước mùa thu, dân chúng bơi thuyền trên sông. Phong tục thuần
chất. Khí hậu ôn hòa. Rất ưa học hỏi và tôn kính Phật Pháp. Có hơn 50
ngôi Già Lam, và 10.000 tăng sĩ. Có nhiều phái tu tập theo Đại thừa giáo,
có 10 ngôi đền thờ. Ngoại đạo sống hỗn tạp.
Phía nam sông Hằng có một thành cổ, chu vi hơn 70 dặm, đã hoang
phế chỉ còn lại dấu tích ngày xưa. Chuyện xưa kể lại rằng nơi đây có
người tuổi thọ không lường được. Thành nầy có tên là Câu Tô Ma Bổ La
(Hương Hoa Cung Thành) Vương cung có nhiều hoa nên gọi như vậy.
Đa phần người ta sống thọ đến 1000 tuổi. Cho nên có tên gọi là Ba Tháp
Phóng Tử Thành (Ba Liên Phất). Đầu tiên có người Bà La Môn học rộng
tài cao, có hơn 1000 người học trò đến học. Những người học trò đó từ xa
đến tham học. Có một thư sinh bồi hồi thất vọng. Người đồng liêu hỏi:
- Sao mà buồn thế?
- Có nhiều việc ràng buộc và ám ảnh. Thời gian năm tháng chất
chồng mà không thành công học nghiệp, nhớ lại việc nầy mà lo buồn
vậy thôi.
Người bạn đồng học vui miệng nói rằng:
- Anh nên đi tìm vợ đi.
Kế đó giả lập ba người bên nhà trai và hai người bên nhà gái cùng
ngồi nói chuyện với nhau dưới gốc cây, thì người con gái trong cây nghe