- 167 -
Đại Đường Tây Vực Ký
cả ba lần đều thất bại. Chỗ ngồi kia càng nặng thêm. Từ sự hàng phục
nầy mà nơi đây đã dựng làm ngôi Già Lam
Từ phía tây nam của Già Lam Đức Huệ đi đến Cô Sơn. Lại có một
Già Lam, Ngài Thi La Phạt Đa La (Silabhadra) luận sư đã thắng trong
một cuộc tranh luận tại nơi đây và xây dựng thành một ngôi tháp và an
trí Xá Lợi Phật. Luận sư là người Vương tộc nước Tam Ma Đản Tháp,
thuộc dòng dõi Bà Là Môn. Lúc nhỏ ham học và có phong cách, hay đi
khắp Ấn Độ để tìm cầu Minh Triết. Đến nước nầy thuộc chùa Na Lan
Đà, gặp ngài Hộ Pháp Bồ Tát. Nghe Pháp tín ngộ rồi mong muốn mặc áo
hoại sắc, để nghiên cứu tầm cầu cho thấu đáo, hay hỏi về con đường giải
thoát, cho đến rõ lý mới thôi. Tiếng tăm lúc bấy giờ lan xa ra nhiều nơi.
Lúc bấy giờ ở nam Ấn có một ngoại đạo rất giỏi nghe tiếng tăm của
ngài Hộ Pháp liền khởi lên ngã mạn khinh thường, chẳng ngại núi sông
cách trở, đến đánh trống để tranh luận, nói rằng:
- Tôi là người Nam Ấn, là một đại luận sư trong nước đó. Tôi tuy
chưa hài lòng và muốn rõ ràng ý nghĩa, rồi Vua nói:
- Có như vậy sao thật sự mốn phải biết ý nghĩa thật sự sao?
Rồi ra lệnh Sứ Thần thỉnh ngài Hộ Pháp rằng:
- Có một ngoại đạo từ Nam Ấn xa xôi đi hơn ngàn dặm đến cầu tranh
luận. Muốn Ngài đến đạo tràng để cùng tranh luận.
Khi ngài Hộ Pháp nghe xong liền mang y áo đến cùng môn nhân là
ngài Giới Hiền cùng đi theo. Kẻ đến trước bảo rằng:
- Đi đâu mà vội vàng vậy?
Ngài Hộ Pháp đáp:
- Kể từ khi mặt trời trí huệ lặn xuống, ánh sáng được truyền qua
những ngọn đèn tịch chiếu. Những ngoại đạo hợp lại với nhau như kiến,
với những học Thuyết khác tỏa ra như ong đi hút mật. Hôm nay, ta cùng
với họ tranh luận.
Ngài Giới Hiền thưa:
- Bạch Ngài, con có nghe luận của ngoại đạo rõ ràng rồi.
Ngài Hộ Pháp biết vậy rất vui mừng. Lúc bấy giờ ngài Giới Hiền tuổi
khoảng 30. Ở trong chúng thường bị chê là nhỏ, sợ khó mà đảm nhận
một mình được. Ngài Hộ Pháp biết được tâm của chúng nên tâm rất bất
bình, liền giải thích rằng: