- 173 -
Đại Đường Tây Vực Ký
- Đập tượng Phật đi chỉ để lại tượng Đại Tự Tại Thiên.
Quan quân y lời và than rằng:
- Phá hủy Phật thì đời kiếp sẽ chẳng an, mà sai trái Vương mệnh thì
mạng sống không còn mà gia tộc cũng bị diệt.
Tiến lui đều khổ không biết làm sao! Đem lòng tín tâm mà tự sát.
Bỗng nhiên trước tượng gạch ngói đổ xuống, thấy ánh đèn phía trước
bay về cõi Tự Tại Thiên. Vua nghe như vậy lòng rất lo sợ sai người đến
xem thử, thấy tượng vẫn không hề gì. Các thần sau khi phá trở lại, đập
bức tượng nầy. Lúc ấy trải qua nhiều ngày ánh đèn vẫn không tắt. Tượng
vẫn còn tự tại. Thần sắc vô cùng. Ở bên trong căn phòng ngọn đèn vẫn
cháy liên tục. Muốn thấy từ nhan nhưng chưa rõ được. Vào một buổi
sáng mang một tấm kính lớn để chiếu lại thì thấy linh dị vô cùng. Phàm
kẻ nào thấy được tự tăng lòng cảm thương. Như Lai đã thành Chánh
Giác theo lịch Ấn Độ vào nửa đêm ngày mồng tám tháng Phệ Xá Khư,
nhằm ngày mồng tám tháng ba bây giờ. Trong khi đó theo Thuợng Tọa
Bộ nói rằng Như Lai thành Chánh Đẳng Chánh Giác vào nửa đêm ngày
15 tháng Phệ Xá Khư tức là ngày 15 tháng 3. Lúc ấy Như Lai 30 tuổi, hoặc
có nơi nói Như Lai 35 tuổi.
Phía bắc nơi cây Bồ Đề là nơi kinh hành của đức Phật. Sau khi Như
Lai thành Chánh Giác, Ngài không rời khỏi tòa ngồi, có bảy ngày nhập
định. Sau đó đứng lên và đi về phía bắc của cây Bồ Đề, rồi bảy ngày sau
nữa đi qua lại hướng đông và hướng tây. Đi hơn mười bước có bông hoa
quý hiện lên dưới chân ngài. Người đời sau nhân đây mà khắc thành dấu
tích, cao hơn ba thước. Tương truyền rằng Thánh tích nầy là nơi tu hành
đoản kỳ của con người, đầu tiên thành tâm phát lời nguyện sau đó sẽ
được độ, tùy theo sự tu học dài ngắn và sự thành tâm sẽ được tăng giảm.
Đường đi phía bắc nơi kinh hành có một tảng đá lớn, trên đó có một tịnh
xá, trong đó có tượng Phật mắt ngước lên. Ngày xưa, đức Như Lai ở nơi
nầy bảy ngày để hướng về cây Bồ Đề mắt đăm chiêu không nháy vì để
cảm ơn cây Bồ Đề cho nên ở đây gọi là nơi chiêm vọng. Phía tây cây Bồ
đề không xa, trong đại tinh xá có một tượng bằng ngọc sáng, trang sức
rất là tân kỳ. Ngồi xây mặt về hướng đông. Phía trước có một tảng đá
xanh có chạm nhiều chữ lạ. Đây là nơi đức Như Lai sau khi thành Chánh
Giác, Phạm vương tạo nhà Thất Bảo, Đế Thích xây chỗ ngồi Thất Bảo
và Phật đã ở nơi đó bảy ngày để tư duy. Ngài phóng quang minh chiếu
xuống cây Bồ Đề. Các vị Thánh ra đi, lưu lại dấu tích trên đá.
Phía nam cây Bồ Đề chẳng xa mấy lại có một Bảo Tháp cao hơn 100
thước, do Vua A Dục dựng nên. Sau khi tắm dưới sông Ni Liên, Bồ Tát đi
đến cây Bồ Đề, phải tự mình suy nghĩ lấy gì để làm chỗ ngồi và tự nghĩ