- 184 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Di, tất cả đã được tế độ làm cho lìa khỏi sự lưu chuyển.
Ngài Ca Diếp y giáo thừa nhận Chánh Pháp, sau khi kiết tập xong
đến năm thứ 20, ngài thấy cuộc đời vô thường cho nên đã nhập diệt, bèn
đến Kê túc sơn, bóng núi che lên trên.
Hang đá có đường đi đến phía đỉnh của núi Tây Nam. Trên đỉnh, rất
nguy hiểm trải qua nhiều khúc khuỷu có thể làm hại người được. Khi
vào trong núi rồi, lúc trở ra đường đi khúc chiết khó thông. Đến phía
đỉnh núi bên đông bắc thì ra khỏi. Khi vào trong ba đỉnh núi thì thấy Ca
Sa của Phật ở đó. Vì nguyện lực nầy mà ba đỉnh kia cao vút, cho nên bây
giờ ba đỉnh núi ấy rất linh thiêng. Trong tương lai khi đức Từ Thị ra đời
sau ba hội thuyết pháp có không biết bao nhiêu là chúng sanh kiêu mạn
muốn lên núi nầy, đến thăm Ngài Ca Diếp. Đức Di Lặc khảy móng tay
đỉnh núi tự mở và những chúng sanh thấy được ngài Ca Diếp liền tăng
thêm kiêu mạn. Lúc đó ngài Đại Ca Diếp trao y và từ tạ lễ bái rồi thân
bay lên hư không thị hiện các thần biến tự hóa lửa tam muội đốt thân và
nhập diệt. Thời những chúng sanh ấy khi chiêm ngưỡng tâm kiêu mạn
mất đi. Nhân đây chiêu mộ tất cả được chứng quả. Cho nên bây giờ trên
đỉnh núi có xây một Bảo Tháp. Những đêm thanh vắng từ xa người ta
thấy được ánh sáng từ Bảo Tháp phát ra, nhưng khi lên núi rồi không
còn thấy nữa.
Phía đông bắc núi Kê Túc đi hơn 100 dặm, đến núi Phật Đà Phạt Na.
Đỉnh núi rất cao và nguy hiểm. Trên đó có một phòng bằng đá có ghi lại
dấu chân của Phật. Bên cạnh đó có một tảng đá. Đế Thích, Phạm Vương,
Ma Ngưu Đầu dùng hương thom của gỗ chiên đàn cúng dường Như Lai.
Ở trên tảng đá nầy còn phảng phất mùi hương. Năm trăm A La Hán đã
hiển linh nơi đây. Người có duyên được gặp hoặc được thấy. Có lúc là
hình Sa Di đi vào trong làng để khất thực. Đây là di tích rất linh thiêng
khó có thể tường thuật hết. Phía giữa núi Phật Đà Phạt Na đi qua hướng
đông hơn 30 dặm đi đến nơi Tiết Sắc, thì biết được là Rừng Trúc (Trúc
Lâm), vườn nầy cũng đã biến thể từ hang núi mà thành. Đầu tiên các vị
Bà La Môn nghe Đức Phật Thích Ca thân dài 6 trượng cho nên thường
hoài nghi chưa tin tưởng, bèn lấy sáu cây trúc để đo thân Phật, nhưng
khi đó mới biết còn hơn 6 trượng nữa. Lúc đó chiều cao cứ cao dần
không cùng tận, họ bỏ trúc mà đi, rồi bốn phía trồng trúc, chính giữa có
một Đại Tháp do Vua A Dục dựng nên. Ngày xưa đức Như Lai ở đây
bảy ngày đã vì chư Thiên và loài người hiện đại thần thông thuyết các
Diệu Pháp. Ở giữa rừng Trúc gần đó có một người thuộc dòng dõi Sát
Đế Lợi tên là Ưu Ba Tát Già Phiệt Gia Tê Na (Thắng Quân). Có ý muốn
dọ thăm tình huống của Sơn Lâm. Từ thưở nhỏ đã ở riêng biệt nên tâm
thật trong sáng, nghiên cứu Nội ngọai điển vô cùng thâm u và hiểu rõ