BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 185

- 185 -

Đại Đường Tây Vực Ký

những luận cứ cao siêu trong sáng mô phạm. Các vị Sa Môn, Bà La Môn,

Ngoại Đạo, Quốc Vương, Đại Thần, Bậc Trưởng Giả, những người giàu

có thường biết đến sự thông suốt đó lấy làm phục và luôn luôn thỉnh

cầu để được lợi ích. Những người đến thọ học hơn sáu phần mười trong

thiên hạ. Đến năm gần 70 tuổi, sức yếu chẳng đọc được nên đã phế bỏ

tất cả duy chỉ học tập kinh Phật mà thôi. Sách tấn thân tâm, ngày đêm

chẳng nghĩ. Pháp của Dị Giáo giống như mùi bùn. Sau đó dựng nên một

Bảo Tháp nhỏ cao 5.6 thước và những bản kinh văn được để vào bên

trong, gọi là Tháp Xá Lợi. Những năm sau nầy, người ta xây dựng nên

Đại Bảo Tháp. Mọi người đều đến đây để tu phước cúng dường. Đây

là sự nghiệp của Vua Thắng Quân. Ở phía trước cửa dùng để nói Diệu

Pháp dụ những người học trò đến để làm tháp, làm hình thức để tôn

sùng Phước Đức. Ban đêm lại đi kinh hành lễ bái đọc tụng ngồi thiền tư

duy ăn uống chẳng cần ngày đêm không mõi mệt. Đến năm 100 tuổi ý

chí vẫn chưa suy. Ròng rã ba mươi năm trường làm bảy ức Bảo Tháp thờ

Pháp Xá Lợi. Đủ một ức thì xây một Bảo Tháp lớn rồi để Pháp Xá Lợi vào

trong đó để cúng dường. Thỉnh chư tăng đến làm Pháp Hội xưng dương

tán thán. Lúc ấy ánh sáng chiếu rọi khác thường. Từ đó về sau, thường

hay phóng đại quang minh.

Phía tây nam của rừng trúc, đi hơn 10 dặm ở phía núi cao có hai suối

nước nóng. Nước rất là nóng. Tại đây ngày xưa đức Như Lai đã biến

nước nầy chảy ra rồi tắm ở đó, cho đến bây giờ vẫn còn. Nước trong vắt

chảy liên tục không hết. Người người xa gần đều đến đây để tắm gội.

Trầm mình ở dưới bao lâu chẳng sao cả. Bên cạnh đó có một Bảo Tháp là

nơi mà Như Lai thường đi kinh hành.

Bên phía đông nam của rừng trúc cách 6.7 dặm đến một đỉnh núi

lớn. Phía bên phải có một Bảo Tháp. Đây là nơi ngày xưa đức Như Lai

đã vì trời người đến đây thuyết pháp mỗi ba tháng hai lần. Lúc ấy vua

Tần Bà Sa La cũng muốn đến nghe Pháp, nên đã băng núi xẻ đá mà đến.

Nơi nầy rộng hơn 20 bộ chiều dài 3.4 dặm. Phía bắc của núi cao hơn 3.4

dặm là núi Cô Sơn. Nơi đây ngày xưa, có một vị tiên nhơn học rộng ẩn

cư và tại nơi nầy dấu tích phòng ốc vẫn còn tồn tại. Những người học

trò vẫn còn lui tới nơi đó. Phía đông bắc của núi Cô Sơn hơn 4.5 dặm, có

một núi Cô Sơn nhỏ, tường phòng bằng đá rộng rãi có thể ngồi hơn cả

ngàn người. Nơi đây ngày xưa đức Như Lai thuyết pháp ba tháng. Trên

phòng bằng đá có tảng đá lớn là nơi mà Đế Thích, Phạm Vương, Ma

Ngưu Đầu lấy gỗ chiên đàn cúng dường trang sức thân Phật và trên đá

vẫn còn phảng phất mùi hương.

Phía tây nam của phòng bằng đá có một ngọn núi tròn. Ấn Độ ngày

xưa gọi là cung của A Tố Lạc (A Tu La). Người có những việc cần đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.