- 188 -
Đại Đường Tây Vực Ký
thuyết pháp, kiến tạo nên, chung quanh rất là rộng rãi và trồng nhiều
hoa quả. Bây giờ dấu tích vẫn còn nơi đó. Ngày xưa Như Lai nhiều
lần dừng lại nơi đây và bên cạnh đó lại có nhà của ông Kỳ Bà. Nơi đó
ngày xưa vẫn còn một cái giếng. Từ cung thành đi về phía đông bắc hơn
14 dặm rưỡi đến núi Kiết Phiêu Đa La Cự Thác (Kỳ Xà Quật) có đỉnh
núi Thứu, nằm ở phía bắc, có hình dáng rất đặc thù giống như mỏ con
chim Thứu. Nơi đỉnh cao đó thoáng mát, khí hậu dễ chịu. Trong 50 năm
hoằng pháp trong cuộc đời, gần như hầu hết Đức Như Lai ở tại đây. Vua
Tần Bà Sa La muốn nghe Pháp đã cùng với mọi người, phát tâm từ chân
núi đi lên đến đỉnh núi, dọc đường những hang động đã biến đá ấy làm
thang cấp rộng hơn 10 bộ, dài hơn 5.6 dặm. Giữa đường có hai Bảo Tháp
nhỏ. Một nơi là nơi xuống Xa Giá để Vua từ đây bắt đầu đi bộ lên. Một
nơi khác là đuổi hết đoàn tùy tùng chỉ một mình đi lên. Đỉnh núi phía
đông tây dài, nam bắc hẹp. Tiếp giáp phía đông tây có một tinh xá bằng
gạch, rất cao thoáng và phòng nào cũng có lan can hướng ra phía đông.
Đức Như Lai phần nhiều thuyết pháp ở nơi đây. Nên ngày nay có dựng
một tượng Phật thuyết pháp tại đó, cao bằng thân của Như Lai. Tịnh xá
phía đông có một tảng đá dài là nơi đức Như Lai kinh hành qua lại. Bên
cạnh đó lại có một tảng đá lớn. Cao một trượng tư. Chu vi hơn 30 bộ là
nơi Đề Bà Đạt Đa xô đá hại Phật. Dưới phía nam nầy có một Bảo Tháp.
Tại nơi đây ngày xưa đức Như Lai đã giảng kinh Pháp Hoa. Tinh xá phía
nam có một phòng bằng đá. Nơi đó Như Lai ngày xưa đã nhập định.
Phía tây bắc của phòng bằng đá lại có một phòng đá khác. Phía trước
có một tảng đá lớn, là nơi A Nan bị Ma dọa. Tôn Giả nhập định nơi nầy
và Ma Vương hóa thành con chim Thứu nhằm tháng không có trăng ở
trên tảng đá lớn, kêu tiếng con chim Thứu mà nhác Tôn Giả. Tôn Giả lúc
bấy giờ rất là kinh hãi không yên. Như Lai xem thấy an ủi và đưa tay qua
khỏi tường đá chạm vào đầu A Nan. Rồi lấy lòng từ bi mà nói rằng:
- Đó là do ma biến hóa đấy đừng sợ hãi gì cả.
Ngài A Nan nghe lời an ủi như thế thân tâm an lạc cho nên trên
miếng đá có dấu tích của chim ấy và có một lỗ thông qua.Thời gian trải
qua lâu rồi nhưng bây giờ vẫn còn tồn tại.
Phía bên Tịnh xá có rất nhiều phòng bằng đá mà ngài Xá Lợi Phất và
các bậc A La Hán đã ở nơi nầy nhập định. Trước phòng đá của ngài Xá
Lợi Phất có một cái giếng lớn. Bây giờ nước đã khô nhưng giếng vẫn còn.
Phía đông bắc của Tịnh Xá có một tảng đá ướt. Trên đó có một tảng đá
nữa. Đó là nơi phơi áo Cà Sa của Như Lai và hình ảnh của chiếc y ấy vẫn
còn tồn tại in lên đó. Bên cạnh tảng đá có dấu tích bàn chân của Phật và
những đường chỉ bánh xe dưới bàn chân vẫn còn ghi đậm nơi đây.