- 190 -
Đại Đường Tây Vực Ký
- Tôi là người giữ tịnh giới tôn trọng Thánh Giáo muốn vào trong núi
sâu để xa lìa những tạp nhiễm. Thấy đây là nơi an tịnh có thể ở được.
Đáp rằng:
- Tôn Giả trì Chú nghe phát ra lửa từ ngoài bay vào, thiêu phòng tôi
ở, làm cho tôi khổ sở mong rằng lấy lòng từ bi đừng tụng chú nữa.
Tỳ Kheo đáp rằng tụng chú là để hộ thân chứ đâu có muốn hại ai.
Đến đây chỉ muốn ngồi thiền để chứng Thánh Quả và cứu khổ hàm linh.
Thấy điều kinh dị không muốn thân mạng bị hại. Có làm gì hại cô đâu
mà nói như vậy.
Đáp rằng:
- Tội chướng quá dày, trí huệ thô thiển, cho nên từ nay về sau chỉ giữ
phận ở đây và mong rằng tôn giả đừng tụng thần chú nữa.
Kể từ đó vị Tỳ kheo kia, khi Thiền định được an tịnh không bị hại
nữa.
Trên núi Tỳ Bổ La, có một Bảo Tháp, ngày xưa đức Như Lai đã thuyết
pháp nơi đây. Còn bây giờ thì ngoại đạo lõa thể đang ở nơi nầy. Họ tu
tập khổ hạnh ngày đêm siêng năng, từ sáng đến tối tinh chuyên quán
sát. Cửa phía bắc của thành nầy đi về phía đông hơn hai ba dặm gặp một
phòng đá lớn là nơi mà ngày xưa Đề Bà Đạt Đa đã nhập định.
Phía đông của phòng đá nầy không xa mấy, có một tảng đá trên đó
còn lưu lại vết máu. Bên cạnh Bảo Tháp đó là nơi thiền định của vị Tỳ
kheo, vị nầy tự hại mình để chứng Thánh Quả. Chuyện ngày xưa có kể
lại rằng:
Có vị Tỳ kheo chuyên cần thân tâm tu tập thiền định, ngày tháng trôi
qua nhưng chẳng chứng Thánh quả, có ý thối lui liền than rằng:
- Nếu quả vị A La Hán mà không chứng được thì để cho thân dơ
nhớp nầy còn tồn tại có hữu ích gì, lấy đá tự đập vào đầu. Lúc ấy liền
chứng A La Hán. Bay lên hư không thị hiện thần biến, hóa lửa để thiêu
thân vào nơi tịch diệt. Đây là câu chuyện ly kỳ vẫn còn ghi lại.
Phía đông nơi Tỳ kheo chứng quả, có một tảng đá. Trên tảng đá có
một Bảo Tháp. Đây là nơi tập định của Tỳ Kheo muốn chứng Thánh
Quả. Câu chuyện được kể rằng ngày xưa khi Phật còn tại thế, có một vị
Tỳ Kheo, ngồi thiền lâu năm trong núi rừng và muốn chứng quả thiền
định. Rất siêng năng cần mẫn lâu năm, nhưng chưa chứng được đạo
quả. Ngày đêm luôn luôn nhớ nghĩ chẳng quên thiền định. Đức Phật
biết rằng người nầy căn cơ đã đến cho nên ngài đã từ vườn Trúc Lâm đến