BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 195

- 195 -

Đại Đường Tây Vực Ký

Lúc ấy Vua Tỳ Xá Ly nghe vua Tần Bà Sa La vào nơi rừng lạnh đoạn

chỉnh trang binh lính muốn đánh úp. Những người hầu cận nghe tin

nầy liền xây thành ấp. Thành xây cho tiên vương nên gọi là Vương Xá

Thành. Các quan chức và thứ dân hoặc ở lại, hoặc chuyển nhà cửa đến

thành mới của Vua A Xà Thế kiến trúc. Sau khi Vua lên ngôi dời đô đến

đây. Mãi cho đến thời Vua A Dục mới dời đô về thành Ba Thác Ly, còn

Vương Xá thành dành cho người Bà La Môn. Cho nên trong thành nầy

bây giờ không có phàm dân mà toàn là người Bà La Môn chưa tới 1000

gia đình.

Phía tây nam cung thành có hai Già Lam nhỏ, chư tăng các nước đến

ở lại đây. Đây là nơi đức Phật ngày xưa thuyết pháp hằng ngày, tiếp

đó phía tây bắc có một Bảo Tháp. Đó là nơi sinh trưởng của Trưởng giả

Châu Đệ Sắc Già, Thụ Đề Già.

Bên ngoài cửa phía nam của thành, phía bên trái của đường đi có một

Bảo Tháp. Đây là nơi Như Lai thuyết pháp để độ cho La Hầu La. Từ phía

bắc nầy đi hơn 30 dặm, đến Na Lan Đà Tăng Già Lam. (Thí Vô Yểm).

Nghe các bậc kỳ lão nói lại rằng:

Ở phía nam của Già Lam nầy, có một cái ao nằm giữa vườn xoài.

Trong đó có con rồng có tên là Na Lan Đà, bên cạnh đó có xây một ngôi

chùa, lấy tên của rồng mà đặt tên chùa. Khi đức Như Lai còn tu Bồ Tát

hạnh làm một đại quốc vương đã thành lập thủ đô ở đây. Vì thương

chúng sanh mà cho họ niềm vui. Với cái đức tốt đẹp đó người ta gọi

là Thí Vô Yểm, (cho mà không ngại). Do lý do nầy mà tên chùa được

gọi như vậy. Nguyên đây là một vườn Xoài có năm trăm người thương

nhân, dùng mười ức tiền vàng để mua cúng Phật. Phật ở xứ nầy thuyết

pháp ba tháng. Các thương nhân đều chứng Thánh quả. Phật nhập Niết

Bàn chẳng bao lâu, tiên vương của nước nầy là Lạc Ca La A Dật Đa (Đế

Nhựt) kính trọng Phật thừa tôn sùng Tam Bảo, nên cúng đất nầy để xây

Già Lam. Việc nầy làm cho con rồng bị thương, lủng thân. Lúc ấy ngoại

đạo Ni Kiền Tử thấy vậy nói rằng:

- Đây là một thắng địa muốn kiến lập Già Lam tất nhiên là hưng

thạnh. Vì năm nước Ấn Độ mà làm tiêu bìểu cho ngàn năm hưng thạnh

và những kẻ đến sau dễ thành đạt. Nhưng sẽ có nhiều máu huyết làm

tổn thương thân con rồng. Kẻ học ở đó dễ đạt được học nghiệp nhưng

sau nầy bị mửa máu. Sau đó Vua Phật Đà Cúc Đa, (Giác Hộ) kế tục

truyền thống ấy để tôn thừa Phật Nghiệp. Tiếp theo nơi nầy ở phía Nam

kiến tạo một Già Lam. Sau đó Vua Đản Tha Yết Đà Cúc Đa ( Như Lai) tu

bổ lại. Tiếp đến phía đông lại kiến lập một Già Lam sau khi Vua Bà La

A Dật Đa (Ấu Nhựt) tức vị. Kế tiếp đó ở phía đông bắc lại kiến lập một

Già Lam. Sau khi làm xong liền tổ chức Pháp Hội và tổ chức lễ nghi cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.