BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 197

- 197 -

Đại Đường Tây Vực Ký

ba người còn lại toàn là những bác học bác vật ở trong chúng tiếp tục cật

vấn. Những ai chưa bị bẽ gãy cũng bị tà đi rồi mới nêu danh.

Phàm là kẻ cao tài bác vật, hiểu biết sâu xa thì có nhiều tài. Làm sáng

tỏ cái đức của triết nhân biện hộ quang huy tiếp tục cho điều mô phạm,

cho đến việc gìn giữ Phật pháp như gìn giữ mặt trăng làm chấn động

nơi nơi để giữ lại lời giáo huấn. Đạo đức sáng ngời ấy chảy thông suốt

cho đến bây giờ là nhờ vào ánh sáng lý luận minh bạch. Kẻ được thắng

thì được vinh danh cao, trí tuệ như mặt trăng như gió thổi sáng suốt

vô cùng. Ngài Giới Hiền ở đâu là có cái đức cao vời như thế. Đó là bậc

Thượng Nhơn trong chúng đầy đủ đức độ đã làm hưng long, cho cái học

ở trước cũng như kinh điển ngày xưa. Ngài đã thuật lại cũng như trước

tác cả hơn mười bộ luận mà cho đến ngày nay vẫn còn lưu thông và được

trân quý như lúc đương thời. Bốn phía Già Lam đều có thắng tích hơn

100 nơi. Đây chỉ lược nói hai ba cái mà thôi.

Phía tây của Già Lam không xa có một tinh xá. Tại nơi đây ngày

xưa đức Như Lai đã dừng lại ba tháng, vì trời người mà diễn nói Diệu

Pháp. Phía nam hơn 100 bộ có một Bảo Tháp nhỏ là nơi các Tỳ Kheo ở xa

đến gặp Phật. Tương truyền rằng: Ngày xưa có những Tỳ Kheo đến từ

phương xa. Tại đây họ gặp đức Như Lai và Thánh Chúng liền phát tâm

ngũ thể đầu địa. Sau đó phát nguyện cầu được địa vị của chuyển Luân

Vương. Như Lai nghe xong liền bảo Đại Chúng rằng:

- Ông Tỳ Kheo kia thật là đáng thương, phước đức thâm sâu tín

tâm kiên cố, như cầu quả vị Phật, không bao lâu sẽ chứng mà nay phát

nguyện làm chuyển Luân Vương, trong đời vị lai chắc chắn sẽ thọ báo

nầy. Thân thể khi gieo xuống đất thì thành vòng vàng, ở giữa đó có rất

nhiều vi trần và mỗi mỗi vi trần như vậy là một Báo Thân của Luân

Vương. Cứ thế với niềm vui như vậy sẽ làm xa lìa Thánh Quả.

Phía nam nầy có một bức tượng Bồ Tát Quán Tự Tại đứng, với hình

dáng tay bưng lư hương đi nhiễu bên phải của Phật.

Phía nam của tượng Bồ Tát Quan Tự Tại có một Bảo Tháp, nơi đây

thờ tóc và móng tay của Như Lai sau ba tháng mới cắt, vì Ngài đi nhiều

và bịnh yếu. Ở phía tây có một cái hồ lớn, nơi đó có một Bảo Tháp, nơi

đây ngoại đạo đã cầm con chim sẻ và hỏi đức Phật rằng con chim nầy

sống hay chết. Tiếp theo phía đông nam, đi hơn 50 bước, có một cây đặc

biệt cao tám chín thước. Thân cây có hai cành. Tại nơi đây ngày xưa đức

Như Lai đã ngồi đây để xỉa răng. Nhơn đây trồng cây ấy xuống ngày

tháng trôi qua, nhưng chẳng tăng giảm.

Tiếp đến phía đông, có một Tinh Xá lớn cao hơn 200 thước. Nơi đây

ngày xưa đức Như Lai đã ở lại bốn tháng và thuyết Diệu Pháp. Tiếp theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.