- 224 -
Đại Đường Tây Vực Ký
là nơi của bốn vị Phật quá khứ, ngồi thiền và kinh hành. Từ đây đến phía
nam đi hơn 3000 dặm đến nước Chu La Cự Thác.
Nước Chu La Cự Thác có chu vi hơn 5000 dặm, đô thành có chu vi
hơn 40 dặm, đất đai khô cằn không trồng trọt được mấy; nhưng những
hải sản trân quý đều tập họp nơi nước nầy. Khí hậu ấm áp, người da
ngăm đen. Tánh tình cương nghị, tà chánh đều tin, ít thích nghề nghiệp,
ưa làm điều thiện. Đa phần Chùa Viện nơi đây đều bị hoang phế, chỉ
còn lại một số ít chư Tăng. Có hơn 100 ngôi đền thờ, tin theo ngoại đạo,
đa phần theo đạo lõa thể. Thành phía đông chẳng xa, có một Già Lam
cũ, vườn Chùa trở nên hoang phế. Do em của Vua A Dục kiến thiết nên.
Phía đông nầy lại có một Bảo Tháp, chỉ còn nền móng. Bảo Tháp nầy do
Vua A Dục xây. Nơi đây ngày xưa đức Như Lai đã thuyết pháp hiện đại
thần thông độ vô lượng chúng. Vì hình ảnh của Thánh tích nầy, Vua đã
xây dựng nên, thời gian năm tháng trôi qua, người ta đến cầu nguyện và
xem ở đây như là chỗ ở của thần linh.
Phía nam của nước nầy là bờ biển lại có núi Châu Sắc Gia. Đỉnh cao
và hẹp lại có những động đá ăn sâu vào trong. Trong núi, có cây Bạch
Đàn, cây Chu Đàn và nhiều loại cây khác, khó có thể phân biệt hết, duy
chỉ có mùa hạ lên núi chiêm ngưỡng thấy nơi đây có nhiều rắn lớn. Được
biết rằng vì chất của gỗ mục ẩm ướt cho nên rắn thích ở, cũng có nhiều
người thấy thế liền lấy tên bắn. Mùa đông như ẩn nấp vào trong thân
cây. Tại đây cũng có cây Yết Bố La Hương (Cây Long Não), cây tùng,
cây bách và có nhiều cây khác. Những cây ở dưới ẩm thấp không có mùi
hương. Khi cây khô người ta chặt đi, trong đó có mùi hương và từ trong
lõi cây có những đường vân màu sắc giống như nước và như tuyết. Đây
chính là mùi hương của Long Não.
- Núi Chư Sắc Gia về phía đông có núi Bố Đản Lạt Ca. Núi nầy rất
nguy hiểm, có nhiều hang động. Trên đảnh núi có Hồ, nước trong như
mặt gương, chảy thành sông, chảy quanh núi đến hai mươi vòng rồi đi
vào biển Nam Hải. Bên cạnh cái hồ đó, có động đá rất đẹp là nơi mà Bồ
Tát Quan Tự Tại qua lại dạo chơi. Nếu ai có lời nguyện muốn gặp Bồ Tát
chẳng quản thân mệnh, lội nước trèo non, quên đi nguy hiểm thì có thể
đạt được lời nguyện ấy. Dưới chân núi có người ở, đến đây kỳ nguyện
thỉnh cầu để được thấy, hoặc tạo nên hình Tự Tại Thiên, hoặc bôi than
lên mình như ngoại đạo, để an ủi dụ dỗ những người có lời nguyện. Từ
núi nầy đi qua phía đông bắc thì đến bờ biển. Từ bờ biển phía nam, có
đường đi qua nước Tăng Già La. Người xưa nói rằng từ đây đi vào biển
phía đông nam đi hơn 3000 dặm đến nước Tăng Già La (Nước Chấp Sư
Tử) không thuộc nước Ấn Độ.