- 272 -
Đại Đường Tây Vực Ký
- Kẻ dùng lời hoa mỹ là kẻ khó tin, mà tin được kẻ đó phải là người
không hoa mỹ.
Hàn Tử nói;
- Cái lý mà đúng nằm ở nơi lời nói thẳng. Kẻ nói lời trang sức để làm
rõ cái lý, thì biết rằng chưa thuận với sư phạm. Cái thâm thúy của sự vật
ý nghĩa vốn giống nhau. Huống đây là giáo pháp cao siêu phải làm sao
cho tồn tại cái niềm hỷ lạc. Sai bản gốc, khác lời văn là một sự tai hại lớn.
Mà sự sơ suất đó do lời văn xưa mà đấng Pháp Vương đã hình thành.
Sào Tố Kiểm nói:
- Diệu vợi thay! lời nói thẳng mà ngày xưa đức Khổng Tử còn tại thế
đã nghe nói văn và người là một không thể riêng biệt mà có, cho đến
sách Xuân Thu ngòi bút liền bút và lời liền lời như học trò tắm vào mùa
hạ. Văn học của cửa Khổng thường chẳng phải chỉ một từ, còn Pháp sư
dịch Kinh lại cũng ví như thế. Nếu chẳng phải vậy thì làm sao có thể
hiểu nghĩa được câu văn và trách nhiệm ấy thuộc về người cầm bút.
Huống hồ đây là vì Đời và vì Người, mà ghi khắc lại để cho đời sau. Có
thể tăng thêm sự tổn hại Thánh Chỉ, nếu dịch sai ý Kinh Văn.
Biện Cơ nối dõi nhớ ít, trong những điều cao cả mà năm năm đã
dùng ý chí để học hành. Bỏ áo mão từ quan làm đệ tử của Pháp Sư Đạo
Nhạc thuộc Tác Bà Đà Bộ chùa Đại Tổng Trì. Tuy gặp đá tốt nhưng cây
khô khó khắc, để cho lời Pháp lưu truyền, mỡ thoa không thấm, nhân
công ăn tốn mà ngày tháng cứ qua. Ngồi nhìn tường qua năm tháng
cứ thế mà trôi. Đến kỳ lễ Hội phụ lòng kẻ có công đã rộng tay bảo bọc.
Chừng ấy mệnh lệnh mà tài trí lại thường, chỉ nương vào ý chí mà làm.
Học chưa thông bác cổ, Văn cũng không diễm lệ nhu mì. Mài dũa làm
đẹp. Sức lực mõi mòn chỉ cung thừa chí nguyện mà ghi lại, để viết thành
Văn. Thượng Thọ dâng bút tạo lễ hoàn thành. Trí thiển có thể lệch lạc,
nhiều điều thất thoát, hoặc tươi sáng thường chẳng sai lầm. Ngày xưa
Tư Mã là sứ giả của Trương Lương là bậc tài đức đã viết tựa công thơ cho
Thái Sứ nhưng cha con kế nghiệp, hoặc có tên mà không có chữ, hoặc có
tên huyện mà không có tên quận. Cho nên nói rằng một người mà tinh
thông suy nghĩ thì câu văn già dặn, vì không rõ vậy. Huống gì kẻ trí ngu
mà có thể lãm tường được tất cả. Lại phong thổ tập tục khác nhau, ghi
lại những cương giới vật sản. Tánh trí cũng khác biệt. Thời tiết lạnh nóng
khó lường. Cho nên viết lại có ưu có nhược, chỉ lấy cái gốc thật và tánh
để gọi xưng tên nước. Về phong hóa của nước Ấn Độ, xấu tốt phân chia
và trong sách nầy chỉ khái lược mà thôi như ở phần vào đề đã nói. Nghĩa
là làm người khách thì vấn đề lễ nghi càng phải cẩn trọng hơn. Những
kẻ chứng đắc hoặc những người mặc y hoại sắc cũng chưa ghi rõ ràng.