- 273 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Chỉ nhờ vào thần thông của Phật mà tiếp nhận sự linh thiêng kỳ diệu
chưa tường. Cho nên nói rằng thần thông ấy là một đạo thẩm sâu mà con
người không thể dùng lý để giải được. Sự linh thiêng u hiển là cái sự để
ra khỏi bầu trời. Đây là lãnh vực nơi Phật giáng thế,mà bậc Thánh ngày
xưa đã truyền lại cái đẹp đẽ ấy. Lược tuyển những điều linh dị để góp
nhặt ghi vào đây. Đường đi diệu vợi, nơi chốn trở về và cuộc hành trình
ấy đã viết nên thành sách, chẳng phải ghi hết nơi tập sách nầy. Cho nên
ở Ấn Độ không có biên giới để ngăn chặn sách vở của nước, khác trong
từng khu vực. Vì vậy sách vở đã theo người trở lại đây. Kẻ viết lời ấy đã
đích thân nghe và ghi lại được mà giải rõ trong sách nầy, hoặc tạo thành
câu văn, để thấy chỗ tốt hoặc là chỗ yếu mà thuật lại như trên, vì nhiệm
vụ đã sao lại như thật. Sau đó kính dâng lên Hoàng Đế vào tháng 7 mùa
thư năm Trinh Quán thứ 20 (năm 646 ND).
Dừng bút, dứt lời tạo thành một bức tranh chữ nghĩa và mong Thánh
Hoàng chiếu giám để cho tỏ mặt Thiên Nhan, mà bày hết cái chỗ vô
cùng, với lòng thành thật được triều đình cảm hóa, hoài mong gửi đến
thành thật tấu bày.
Tiên Vương linh thiêng chiếu giám trong cảnh hoang sơ chẳng phụ
công phụ vương mà biết được ngàn dặm, nghe và thấy được công đức
kia, từ núi Linh Thứu ở nơi xa xôi; Vườn Lộc Uyển xứ ấy ngàn dặm xa
vời như hiện ra trước mắt. Tưởng như đích thân mình đi đến đó mà
trong kim cổ chưa từng nghe biết. Những điều chưa nghe, chưa biết
đó đã ghi lại ở trước rồi. Đây là do cái đức thọ mệnh đặc thù của quân
vương mà có được. Thuần phong mỹ tục ở cánh cửa phương xa, thật khó
mà hiểu hết. Là điều ở bên ngoài mà do địa phương núi sông cách trở.
Ban bố sách nầy ra khắp nơi, vì sự hiểu biết của người khác mà biên tập
thành.