BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 3

- 3 -

Đại Đường Tây Vực Ký

Lời tựa

Quý vị đang cầm trên tay quyển “Đại Đường Tây Vức Ký” được

chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài

dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10

tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất

lần đầu tại đây.

Xin tạ ơn Tam Bảo đã chiếu soi cho chúng con để lần dò từng câu

văn, từng ý chữ mà Ngài Huyền Trang, một bậc danh tăng đời Đường

đã thể hiện trọn vẹn hết tâm ý khi đi chiêm bái, học hỏi và ghi lại nơi

Thánh Địa ròng rã trong 17 năm trời. Để rồi về lại kinh đô Tràng An với

657 bộ kinh bằng chữ Phạn. Ngài trải qua 110 nước và về sau cùng 100 vị

Cao Tăng Học giả đương thời, dưới quyền chủ tọa của Ngài, phiên dịch

suốt trong vòng 19 năm, kể từ khi Ngài về lại Tràng An Trung Quốc, vào

ngày 24 tháng giêng năm 645 (năm Trinh Quán thứ 19 đời nhà Đường).

Ngài lên đường ra đi khỏi Trung Quốc vào năm Trinh Quán thứ 3

đời nhà Đường tức năm 628, lúc ấy Ngài đã 33 tuổi. Như vậy Ngài sinh

vào năm 595 và Ngài thị tịch vào ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, tại Ngọc

Hoa Cung, hưởng thọ 69 tuổi. Ngài về lại Kinh Đô đúng 50 tuổi và chủ

trì phiên dịch trong 19 năm ròng rã như thế và ngày nay Ngài đã để

lại cho hậu thế một gia tài Pháp Bảo vô giá mà đông tây kim cổ khó có

người thứ hai sánh kịp.

Đây là một tập sách gồm 12 quyển và hai lời tựa được đăng trong Đại

Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 51 thuộc Sử Truyện, bộ thứ 3

từ trang 867 đến trang 948, theo thứ tự kinh văn số 2087. Chỉ có 81 trang

kinh mà chúng tôi phải dịch ròng rã gần 2 tháng dài. Mỗi ngày từ 5 đến

6 tiếng đồng hồ và kết quả là hơn 460 trang sách khổ A5 và gồm 127.264

chữ, như quý vị đang đọc. Đại Tạng Kinh không chỉ có một quyển mà

cả một trăm quyển như thế. Mỗi quyển dày từ 1000 đến 2000 trang. Nếu

một người để cả một đời ra đọc chưa chắc gì đã hết, đừng nói đến vấn

đề phiên dịch.

Bây giờ Phật Giáo Việt Nam đã bắt đầu cho phiên dịch nhiều phần từ

Kinh, Luật, Luận trong Đại Tạng Kinh ra tiếng Việt. Trong đó phải nói

rằng về phần Kinh Văn, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Cố Đại Lão Hòa

Thượng Thích Trí Nghiêm, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Cố Hòa

Thượng Thích Huệ Hưng đã đóng góp dịch thuật phần chính. Về Luật

Tạng có Cố Hòa Thượng Thích Hành Trụ, Cố Hòa Thượng Thích Thiện

Hòa, Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Cố Hòa Thượng Thích Trí Minh,

Hòa Thượng Thích Đổng Minh v.v.....Về Luận Tạng có Cố Hòa Thượng

Thích Khánh Anh, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Cố Hòa Thượng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.