- 4 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Thích Trí Thủ, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Cố Hòa Thượng Thích
Thanh Kiểm, Cố Hòa Thượng Thích Trung Quán, Cố Hòa Thượng Thích
Đức Niệm, Cố Thượng Tọa Thích Viên Đức, Cố Sư Bà Thích Nữ Như
Thanh, Cố Sư Bà Thích Nữ Diệu Không v.v... đã đóng góp phần mình
không nhỏ cho vấn đề phiên dịch từng loại như thế. Riêng phần Kinh
Tạng Pali do Hòa Thượng Thích Minh Châu đã dịch gần xong tất cả
Kinh Văn. Phần Luật và Luận do Chư Tôn Đức Trưởng Lão thuộc Phật
Giáo Nguyên Thủy phiên dịch. Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh người
chủ trương một Đại Tạng Kinh Việt Nam đã đang và sẽ cho Tăng Ni
phiên dịch những phần còn lại, rồi san định trước sau để hình thành.
Hiện nay Hòa Thượng đã cho xuất bản được 10 bộ. Một bộ Đại Tạng
Kinh Việt Nam được hình thành trọn vẹn, chắc phải 200 bộ như thế, mỗi
bộ dày chừng 1000 đến 2000 trang.
Riêng bộ “Đại Đường Tây Vức Ký” nầy sở dĩ chúng tôi dịch trước vì
nghĩ rằng chính đây là tấm bản đồ đầy đủ nhất, chi ly nhất mà đương
thời từ năm 628 đến năm 645 tại Ấn Độ và Trung Hoa chưa có một người
nào viết được một bộ Sử Phật Giáo như thế. Đây là kết quả của 17 năm
trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng
ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu
chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật cũng như chư vị Bồ Tát, A La
Hán. Số nước mà Ngài đã đi qua là 110, ngày nay chúng ta có thể gọi là
những tiểu bang, vì ngày xưa mỗi một vùng có một ông Vua nhỏ, hoặc
tù trưởng đứng đầu. Còn ngày nay, Ấn Độ chỉ còn một nước mà thôi.
Chung quanh đó có một số nước, ngoài Ấn Độ như Ba Tư, Kasmir, Tân
Cương v..v....là những nước lớn ta có thể kể riêng. nhưng tựu chung chỉ
đi bộ và dùng voi ngựa mà vượt qua được những chặng đường dài gần
50 ngàn dặm ấy thì quả thật thế gian nầy chỉ có một không hai.
Nhờ bản đồ hành hương của Ngài qua truyện Đại Đường Tây Vức
Ký nầy mà những nhà Học giả, những nhà Khảo Cổ Học người Âu Châu
mới tìm đến Ấn Độ để xác nhận, tìm kiếm những di tích ấy vào cuối thế
kỷ thứ 18 và cho đến nay thì bốn Thánh Địa căn bản của đức Phật từ khi
Đản Sinh cho đến khi Thành Đạo, Thuyết Pháp lần đầu tiên và thị tịch
Đại Bát Niết Bàn đã rõ ràng. Bây giờ các nhà Khảo Cổ Học người Nhật
Bản vẫn còn đang tiếp tục tìm kiếm các di tích cũ ngày xưa cách đây 2547
năm về trước. Tất cả đều nhờ vào công đức của Ngài Huyền Trang đã vẽ
cho chúng ta một tấm bản đồ cách đây 1375 năm (2003-628, là năm mà
Ngài Huyền Trang 33 tuổi bắt đầu sang Ấn Độ) đây là một tấm bản đồ
cũ nhất trong tất cả những tấm bản đồ của thế giới hiện nay.
Đại Đường Tây Vức Ký nầy đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Đức,
tiếng Nga và tiếng Việt hình như đây là bản đầu tiên. Vì cho đến nay,