- 33 -
Đại Đường Tây Vực Ký
ngày 15, giữa đêm phát ra ánh sáng tròn. Ánh sáng kia rất rực rỡ bay lên
hạ xuống rồi nhập vô tháp.
Thành phía tây nam có núi Tỳ Là Bạt có tạo tượng sơn thần, cũng gọi
là tượng hiền. Ngày xưa khi Như Lai còn tại thế, thần nầy phụng thỉnh
đức Thế Tôn cùng với một ngàn hai trăm vị Đại A La Hán, trên đỉnh núi
có bàn đá lớn, Như Lai ngồi đó thọ sự cúng dường của thần. Từ đó về
sau, nhà Vua đã xây tháp nơi bàn đá nầy cao hơn 100 thước. Đời nay,
người ta gọi là tháp Tượng Hiền vậy. Lại cũng gọi là tháp có hơn một
đấu Xá Lợi Như Lai.
Ở phía bắc của tháp Tượng Hiền, dưới chân núi có một hồ rồng,
nơi đây chính là nơi đức Như Lai thọ lãnh bữa cơm của thần và nơi mà
các vị A La Hán ăn xong xỉa răng. Nhờ trồng thiện căn nầy mà thành
cây rừng, để người đời sau kiến tạo thành Già Lam tên là Bi Thích Khứ,
(Tước Dương Chi). Từ phía đông đi qua hơn 600 dặm, núi khe tiếp giáp
với đỉnh đồi. Vượt qua đỉnh núi đen, vào biên giới phía bắc Ấn Độ đến
Lam Bà.