BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 57

- 57 -

Đại Đường Tây Vực Ký

Phía Đông Bắc thành Tào Yết Phấn đi hai trăm năm mươi sáu dặm

thì vào núi lớn đến dòng suối Rồng A Ba La La. Dòng suối nầy là thượng

nguồn của sông Tô Bà Phạt Tốt Đổ, chảy qua phía Tây Nam. Tuy mùa

xuân mùa hạ nhưng vẫn còn tuyết về ban đêm. Tuyết rơi lóng lánh chiếu

sáng. Thời Phật Ca Diếp, con rồng nầy sanh làm người, tên là Cạnh Thị,

chuyên dùng chú thuật để ngăn Ác Long không cho làm mưa làm gió.

Đời sống người dân trong nước được phồn thịnh, ai ai cũng cảm ân

nhiều. Thuế nhà cửa chỉ là mười đấu thóc, nhưng càng ngày càng nhiều

khó khăn, cho nên Cạnh Thị mới giận dữ mà nguyện trừ khử Độc Long,

vì nó đã làm thương tổn đến mùa màng gia súc. Khi chết đi, nó biến

thành con rồng ở Hồ nầy. Nước suối chảy màu trắng, làm tổn hại đến

đất đai. Khi đức Thích Ca Như Lai còn tại thế vì lòng bi mẫn thương

người ở nước nầy, nên giáng sanh nơi đây. Để hoá độ rồng nầy, thần

Chấp Kim Cang quơ tích trượng Long Vương chấn động nên vội quy y,

nghe Phật thuyết pháp, khởi tâm thanh tịnh, y giáo pháp tin hiểu. Như

Lai bắt nó không được làm tổn hại đến dân chúng. Rồng thưa:

Phàm đã có đồ ăn, lại lấy ruộng và người. Nay vâng theo Thánh giáo

nhưng sợ khó có đủ đồ chu cấp cho nên cứ 12 năm xin thâu đồ ăn một

lần. Như Lai cũng còn thương cho nên hứa khả cho. Vì vậy cho nên xưa

nay, cứ 12 năm là gặp một tai nạn tại dòng nước trắng nầy.

Từ phía Tây Nam suối rồng A Ba La La cách ba mươi dặm, trên bờ

suối nước chảy phía bắc có một tảng đá lớn. Nơi đây có ghi lại dấu chân

đức Phật. Do phước đức của mỗi người mà thấy bàn chân kia dài hay

ngắn khác nhau. Đây là nơi Như Lai đã hàng phục con rồng kia rồi mà

lưu lại dấu tích ấy. Người đời sau, thường hay góp nhặt đá ấy để làm nhà,

xa gần đều mang hương hoa đến để cúng dường. Cách đây hơn 30 dặm

có miếng đá để giặt y Như Lai. Bóng Ca Sa của Như Lai vẫn còn khắc ghi

lại nơi đây. Phía Nam thành Tào Yết Phân hơn 400 dặm, đến núi Ê La.

Nước phía tây chảy ngược lại phía đông. Có nhiều hoa trái khác nhau bị

cuốn trôi vào đấy, nên rất nguy hiểm. Hoặc nghe được những âm thanh

tiếng nói, hoặc nghe được tiếng dội của âm nhạc từ nơi những hòn đá

cao như thác mà thành. Hai bên bờ có nhiều hang động. Đây là nơi Như

Lai ngày xưa đã nghe được nửa bài kệ tụng mà xả thân mệnh. Từ phía

Nam thành Tào Yết Phân đi hơn hai trăm dặm, có một ngôi chùa Ma Ha

Phạt Na ở phía núi lớn. Nơi nầy ngày xưa Như Lai tu khổ hạnh, có tên là

Vua Tát Phược Đạt của nước Tỵ Thích Khí đi đến đây, gặp người Bà La

Môn nghèo từ phương xa đến xin ăn. Vua đã mất ngôi nên không có gì

để cho, Vua bèn ra lịnh giết Vua đi để lãnh tiền thưởng.

Ở phía Tây Bắc dưới chân núi Ma Ha Phạt Na, có một Già Lam và

cách hơn 34 dặm, lại có một Già Lam nữa cùng một Bảo Tháp cao hơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.