- 62 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Như Lai từ đây mà đi đến thành Câu Thi Na và nhập Niết Bàn trong
rừng Ta La Song Thọ. Hãy thâu lấy Xá Lợi để mà cúng dường. Như Lai
cùng chư Đại Chúng nương hư không mà đi. Nhà Vua đang săn bắn xa
xa thấy ánh sáng phát ra tại cung điện của mình, nghi là bị cháy nên bỏ
đi săn mà về. Khi ấy gặp được thân mẫu mừng mà hỏi rằng. Khi con đi
khỏi có chuyện gì linh cảm xảy ra, mà có thể làm cho từ mẫu trở lại hình
dáng như ngày xưa?
Người mẹ đáp:
- Sau khi con đi rồi, Như Lai đến đây, mẹ nghe Phật thuyết pháp
xong bèn trở lại như cũ. Như Lai từ đây sẽ đến thành Câu Thi La, ở dưới
cây Ta La, thâu thần nhập Niết Bàn. Ngài nhắn con rằng hãy đến đó để
phân chia Xá Lợi. Khi Vua nghe xong rồi cảm động đau đớn, mà tỉnh
ngộ ra. Sau đó cho xa giá đến rừng Ta La Song Thọ thì Phật đã vào Niết
Bàn. Lúc bấy giờ Vua các nước lân bang rất trân quý Xá Lợi cho nên
không muốn chia. Ngay lúc ấy trời người cùng đại chúng tuyên lại ý
Phật. Các vị nghe rồi mới lãnh thọ.
Phía đông bắc thành Tào Yết Phân là núi Thâu, qua khỏi sơn cốc ấy
đi ngược lên là sông Tín Độ. Đường đi rất nguy hiểm vì núi non chập
chùng, hoặc giây leo chằng chịt, hoặc đá dựng. Đường cầu treo lắc lẽo
gian nan khó mà an toàn. Đi hơn ngàn dặm đến sông Đạt Lệ La, tức
thuộc kinh đô cũ của nước Ô Trượng Na. Nơi đây có sản xuất nhiều
vàng và nghệ. Có một Già Lam lớn tại Đạt Lệ, có khắc một bức tượng gỗ
của Bồ Tát Từ Thị (Bồ Tát Di Lặc). Ánh sắc vàng chói linh hiển vô cùng
cao hơn 100 thước. Tượng nầy do vị A La Hán tên là Mạc Điền Đệ Ca
tạo nên. Vị A La Hán nầy đã dùng thần lực để biến thành người thợ tạo
tượng. Từ cõi trời Đâu Suất xuống nên có thân tướng rất trang nghiêm.
Cho nên hình dáng toàn thân bức tượng rất ư đẹp đẽ. Giáo Pháp lưu
chuyển từ đây về hướng đông. Đến hướng đông thì gặp đỉnh núi Thâu,
qua khỏi các hang động, ngược lên bên trên là sông Tín Độ. Đường đi
nơi đây rất hiểm trở, qua năm trăm dặm hơn thì đến nước Bát Lộ La.
Nước Bát Lộ La chu vi hơn bốn ngàn dặm nằm ở giữa núi Tuyết.
Đông Tây dài, Nam Bắc hẹp. Có nhiều lúa mạch, đậu và vàng bạc. Quốc
gia nầy là nước tương đối giàu có, tuy nhiên ở vùng lạnh cho nên tâm
tánh con người hơi hung bạo bạc nhược. Nhơn nghĩa không có và những
lễ lộc cũng thế. Hình dáng nhỏ nhắn, y phục đa phần dùng bằng lông.
Chữ nghĩa đại khái giống như Ấn Độ. Ngôn ngữ khác với những nước
khác. Có hơn 100 ngôi Già Lam và hơn 1000 Tăng tín đồ, học hành không
chuyên cần, giới hạnh nhiều phóng túng. Tự đây trở lại thành Ô Dịch Ca
Hán Trà, thì phía nam phải qua sông Tín Độ (Sông Sindhư). Sông nầy
rộng 31 dặm, chảy về hướng nam. Nước trong vắt, lóng lánh màu bạc