- 63 -
Đại Đường Tây Vực Ký
và chảy xiết. Rồng độc thú dữ nằm khuất trong hang động. Nếu mang
vật quý cùng hoa quả cũng như Xá Lợi đi ngang sông thì thuyền thường
hay bị gió thổi lật chìm. Qua sông đến nước Đản Hựu Thủy La, nằm ở
phía Bắc xứ Ấn Độ.
Nước Đản Hữu Thủy La, chu vi hơn hai ngàn dặm. Kinh đô hơn
mười dặm. Dân tộc nầy tuy hào hiệp nhưng dòng dõi nhà Vua đã tuyệt
tự cho nên trực thuộc nước Ca Tất Thí, gần gũi và phụ thuộc nước Ca
Thấp Di La. Đất đai màu mỡ, nhà cửa tốt đẹp. Có suối có ao nên hoa trái
xinh tươi. Khí hậu ôn hoà, phong tục đơn giản, sùng kính Tam Bảo. Già
Lam tuy nhiều nhưng đa phần bị hoang phế. Tăng Tín Đồ cũng ít nhưng
theo Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa. Phía Tây Bắc kinh đô hơn 70 dặm, có ao Y
La Bát Đản La Long Vương. (Erapattha) chu vi hơn 100 dặm, nước của
hồ nầy trong vắt. Hoa sen có nhiều màu, đẹp đẽ dị thường. Con rồng
ở đây, ngày xưa có chuyện kể rằng thời đức Phật Ca Diếp Ba. Có vị Tỳ
kheo làm hại cây Y La Bát La cho nên bây giờ bị thổ thần yêu cầu kéo
mây đến làm mưa. Khi đó vị Sa Môn cùng đến hồ nầy, khảy móng tay
hỏi, theo nguyện mà có kết quả. Hồ rồng nầy, phía đông nam đi 30 dặm,
vào hai bên núi lại có Bảo Tháp. Bảo Tháp do Vua Asoka tạo nên, cao
hơn 200 thước, đức Thích Ca Như Lai huyền ký rằng khi đức Di Lặc ra
đời ở trong tương lai, tự nhiên có bốn Đại Bảo Tạng xuất hiện nơi Thánh
Địa nầy. Tại đây cũng có nghe người xưa nhắc lại rằng có lúc động đất,
núi non chấn động mạnh nhưng các bảo vật trong vòng một trăm bước,
không bị chao đảo. Có kẻ ngu vì tham đào lên, cho nên đất chấn động.
Người ta đi bộ để phòng ngừa đất Già Lam bị tổn hại. Một bên của đất
Già Lam bị hư nặng và lâu rồi không có bóng dáng Tăng Sĩ. Thành phía
Bắc 12,3 dặm có một Bảo Tháp do Vua A Dục kiến tạo nên. Tháp nầy
đến giờ ngọ, phát ra ánh sáng. Hoa trời và nhạc trời chúc tụng mọi người
nghe thấy. Nghe rồi người xưa viết lại rằng: Gần đó có một người đàn
bà đẹp, nhưng bị bịnh nan y. Bà đến Bảo Tháp nầy lễ bái sám hối. Thấy
trong vườn tháp dơ nhớp, bà quét dọn sạch sẽ rồi rải hoa sen xanh lên
trên mặt đất, bịnh của bà liền hết, dung mạo tươi thắm xinh đẹp, thân bà
toả ra mùi hương hoa sen xanh. Ở nơi thắng địa nầy, ngày xưa đức Như
Lai cũng tu khổ hạnh nơi nầy, làm Đại Quốc Vương hiệu là Chiến Đạt
La Bát Lặt Bà (Nguyệt Quang) dốc tâm cầu Giác Ngộ, cắt đầu để bố thí.
Sự bố thí nầy trải qua nghìn kiếp sống.
Bên cạnh Bảo Tháp, Bố Thí Đầu, lại có một Tăng Già Lam, vườn tược
hoang phế, Tăng Tín Đồ giảm thiểu. Trong kinh tạng chép, nơi đây có
Luận sư Câu Ma La La Đa (Đồng Thọ) trước thuật các bộ luận. Ngoài
thành hướng Đông Nam của núi, lại có một Bảo Tháp cao hơn 100 thước,
nơi Thái Tử Câu Lan Noa, con của Vua A Dục vì kế mẫu mà móc mắt.
Vua A Dục cho dựng tháp nầy. Do sự kỳ nguyện chân thành mà mắt