- 66 -
Đại Đường Tây Vực Ký
rất thích. Bên cạnh đó có một ngôi Già Lam lâu rồi chẳng có bóng dáng
Tăng Sĩ. Cách Bảo Tháp không xa có Bạch Y Ngoại Đạo, đây là nơi mà
đức Bổn Sư sau khi ngộ đạo đã thuyết pháp lần đầu tiên. Ngày nay có
sách chép rằng bên cạnh đó có một đền thờ tu khổ hạnh, ngày đêm tinh
cần, chẳng ngừng nghỉ. Đức Bổn Sư đã thuyết pháp nhiều kinh nghĩa
khác nhau, tuỳ theo từng loại mà nói. Những quy tắc lễ nghi, người lớn
thì gọi là Tỳ Kheo, người nhỏ gọi là Sa Di. Tất cả những oai nghi tế hạnh
của người tăng lữ, chỉ lưu lại ít tóc và để mình trần. Hoặc có y phục thì
dùng màu hoại sắc. Để phân biệt việc nầy, thì xem tôn tượng của Như
Lai và những vị ngoại đạo. Y phục có sai biệt nhưng không khác mấy. Từ
đây trở lại nước Đản Hữu Thủy La, về biên giới phía Bắc, phải qua sông
Tín Độ đi qua hướng Đông Nam hơn 200 dặm, qua một cửa đá rất lớn.
Chuyện xưa kể lại rằng có vương tử Ma Ha Tát Đoả đã xả thân để cho
chim ăn. Từ phía Nam cách bốn mươi lăm dặm, có một Bảo Tháp bằng
đá, ghi lại nơi mà Ma Ha Tát Đoả thương loài thú đói khát không còn lực
nữa, đã đến nơi nầy lấy cây tre khô tự cắt thân mình lấy hưyết hiến cho
thú. Nơi đất nầy có nhiều cây cỏ và những cỏ cây đó đượm màu huyết.
Cho nên người đời mới bảo rằng nơi lưu huyết không còn nghi ngờ gì
nữa. Vì lòng từ bi, mà đã xả thân.
Phía Bắc có một Bảo Tháp bằng đá cao hai trăm thước do Vua A Dục
tạo thành. Điêu khắc thật đẹp, phát ra ánh sáng. Cả những tháp nhỏ và
các bia đá ở nơi đây hơn trăm cái nằm trong khu vực phía Bắc của thành.
Ai có bệnh tật đi nhiễu nhiều vòng thì hết.
Bảo Tháp bằng đá, từ phía đông đi đến, lại có một Già Lam, Tăng
tín đồ hơn 100 người. Họ học theo Giáo Pháp Đại Thừa. Từ đây hướng
về phía đông đi hơn 50 dặm, thì đến núi Cô Sơn, giữa núi lại có một Già
Lam, Tăng tín đồ hơn 200 người, họ tu học theo Giáo Pháp Đại Thừa.
Hoa quả tươi tốt. Nước ao cung cấp đầy đủ, bên cạnh đó có một Bảo
Tháp khác, cao hơn 300 thước. Đây là nơi Như Lai ngày xưa đã độ cho
con quỷ Dạ Xoa, làm cho nó không còn ăn thịt nữa. Từ đây qua hướng
đông nam, đi hơn 500 dặm, đến nước Ngô Sắc Thi.
Nước Ngô Sắc Thi chu vi hơn 2000 dặm, núi non trùng trùng điệp
điệp, ruộng đất mênh mông. Đô thành chu vi 78 dặm. Nơi đây không có
người trị vì, nên thuộc nước Ca Thấp Di La. Trồng trọt cày cấy, nhưng
hoa quả rất ít. Khí hậu ôn hoà. Thỉnh thoảng có mưa sương và tuyết.
Phong tục lễ nghi còn sơ khai, Tánh tình con người hung bạo. Đa phần
dối trá không tin tưởng Phật Pháp. Đô thành phía tây nam 45 dặm có
một Bảo Tháp cao hơn 200 thước, do Vua Asoka dựng nên. Bên cạnh đó
lại có một Già Lam, Tăng tín đồ rất ít. Tất cả họ đều học theo Giáo Lý Đại
Thừa. Từ phía đông nam, lên núi cao qua cầu sắt, đi hơn 1000 dặm nữa