- 68 -
Đại Đường Tây Vực Ký
Mạc Điền Đệ Ca theo lời thỉnh mới biết chư vị A La Hán xuất sinh
từ nơi đây, cho nên mới vận thần thông lập nên 500 cảnh chùa. Sang
các nước khác thưê những người làm công sung vào công việc sai sử, để
cung phụng Tăng Chúng. Sau khi ngài Mạc Điền Đệ Ca nhập diệt rồi,
những người làm công tự lập lên người cai trị và các nước lân bang thấy
họ thuộc dòng dõi hạ tiện nên chưa có giao hảo. Nghĩa là những người
nầy như một dòng suối chảy càng ngày càng thịnh.
Nước Ma Kiệt Đà, Vua A Dục sau khi Như Lai diệt độ 100 năm lên
ngôi cai trị uy danh lẫy lừng trong thiên hạ. Ngài thâm tín Tam Bảo,
thương tưởng đến bốn loài. Lúc đó có 500 vị A La Hán Tăng và 500 vị
phàm phu Tăng. Nhà Vua đều cung kính cúng dường không có sai biệt.
Trong số phàm phu Tăng ấy, có vị Ma Ha Đề Bà (Đại Thiên - Mahadeva)
trí tuệ siêu việt. Ngài tạo lập những bộ Luận lý giải Thánh Giáo. Mọi
người nghe sinh ra dị nghị trong chúng. Vua A Dục chẳng cần biết Phàm
Thánh đồng nghĩ rằng tốt. Nên đã thân cận triệu tập tăng đồ ra đến bờ
sông Hằng, muốn các vị lặn sâu để biết chơn giả. Các vị A La Hán biết
khó thoát cho nên vận dụng thần thông bay lên không để ra khỏi nước
nầy và ẩn vào trong các hang động. Lúc đó Vua A Dục nghe thấy sanh
hối hận nên mới đến tạ lỗi và thỉnh trở về lại nước, bị các vị A La Hán
không theo. Vua A Dục vì các vị A La Hán kiến lập 500 ngôi Già Lam,
tất cả đều đem cúng dường cho Tăng Chúng nước nầy là nước Kiền Đà
La. Vua Ca Nị Sắc Ca sau khi Như Lai nhập Niết Bàn 400 năm, muốn
an ủi vỗ về nên Vua đã ra lệnh xa gần. Đây là cơ hội để thực tập Phật
Pháp, mỗi ngày Vua thỉnh một vị Tăng vào cung để thuyết Pháp, và
nghe những dị nghị chấp trước không đồng của các bộ phái khác nhau.
Nhà Vua đem sự nghi ngờ để đi đến chỗ cảm hoá. Lúc đó, Ngài Hiếp
Tôn Giả bảo rằng:
- Như Lai ra đi năm tháng xa rồi. Đệ tử chấp vào bộ phái của Thầy
mình nên có Luận khác biệt, chấp vào chỗ thấy nghe để làm cái riêng
của mình. Cho nên khi Vua nghe được rất lấy làm cảm thương buồn rầu
mới than với Tôn Giả rằng:
- E rằng dư phước của Phật sẽ hết, tuy ngài đã xa rồi, nhưng chúng
ta còn diễm phúc thừa hưởng. Cảm ân đó không muốn quên để gọi là
hẹp hòi nên phải thiệu long giáo pháp, do sự chấp trước về Bộ Phái nầy
mà kiết tập tam tạng.
Hiếp Tôn Giả nói:
- Đại Vương là bậc Hiền có nhiều phước báo, đã muốn lưu giữ lại Phật
Pháp nên mới có nguyện nầy, do đó nhà vua ra lệnh triệu tập những bậc
Thánh Triết xa gần. Bốn phương xa gần vạn dặm đều biết. Anh tài hiền