BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 72

- 72 -

Đại Đường Tây Vực Ký

Già Lam phía Nam cách mười bốn dặm rưỡi có một Già Lam nhỏ,

ở giữa có thờ tượng đức Bồ Tát Quán Tự Tại. Có một người nhịn ăn cho

đến chết, nguyện thấy được Bồ Tát, tức thời từ tượng nầy phát ra sắc

thân vi diệu.

Chùa nhỏ phía đông nam, hơn 30 dặm có núi lớn, có một Già Lam cũ

hình thức rất tráng lệ to lớn. Bây giờ chỉ còn lại một toà lâu đài. Tăng Tín

Đồ hơn 30 người, họ học theo Giáo Pháp Đại Thừa. Ngày xưa vị Tăng là

Già Bạt Đà La (Chúng Hiền) luận sư đã soạn bộ luận Thuận Chánh Lý

Luận (Thuận Đạo Lý Luận) ở đây. Hai bên chùa chiền đều có Bảo Tháp.

Đại A La Hán và Xá Lợi đều có mặt, cho nên chim muông dã thú trong

núi rừng mang Hoa Quả ra cúng dường. Ngày tháng trôi qua tuy không

có bóng dáng của Như Lai, nhưng trong núi nầy có rất nhiều điều linh

dị; hoặc trên tường đá ngang dọc đều có lưu dấu tích của chim. Phàm

những loại nầy đến đây đều quỳ xuống cùng với các vị A La Hán Sa Di

nô đùa. Có những bức hoạ ghi lại những con chim nầy chở người qua

lại và những sự tích khác khó có thể tường thuật hết. Cách mười dặm về

phía đông của chùa có thờ Răng Phật, đến phía bắc của núi thì có một

chùa nhỏ. Ở đây ngày xưa là chỗ của Sách Kiền Địa La Đại luận sư, nơi

đây, cũng đã tạo một phần của Tỳ Bà Sa Luận.

Giữa ngôi Già Lam nhỏ ấy có một ngôi Bảo Tháp cao hơn 50 thước,

nơi đó cũng là nơi để lại toàn thân Xá Lợi của một vị A La Hán. Đầu

tiên, thân hình vị A La Hán đó rất vĩ đại. Ngài ăn uống như Voi. Bị ngài

khác hỏi đồ ăn đi đâu mà không sợ thị phi vậy. Khi A La Hán sắp nhập

diệt có bảo cho mọi người biết rằng ta bây giờ vì các ngươi mà nói nhân

duyên nầy. Thân nầy là thọ báo thân voi của kiếp trước. Tại phía đông

Ấn Độ có một vị Vua đang ở, có một vị Sa Môn cũng ở đó lúc ấy, từ xa

đến Ấn Độ để tham học Thánh Giáo và Kinh Luật Luận. Nhà Vua mới

mang tôi (con voi) đến cho vị Sa Môn kia, để chở kinh Phật, mà đến xứ

nầy. Sau đó chẳng bao lâu thì mất. Do công đức chở kinh nầy mà tái sinh

được làm người. Cuối cùng nhận được Y Phấn Tảo, tinh tấn bỏ tục xuất

gia, chứng đắc thần thông, ra khỏi ba cõi. Cho nên ở đây, việc ăn uống

trở thành tập khí. Mỗi lần ăn như thế phải ăn gấp ba lần để nuôi thân.

Tuy nghe như vậy nhưng có người chưa tin. Ngài liền bay lên hư không,

nhập vào Hỏa Quang định tức thì thân bốc khói, rồi nhập diệt. Và thân

ấy hạ xuống nơi Bảo Tháp nầy.

Vương thành phía tây bắc, đi hơn hai trăm dặm, đến chùa Thương

Lâm. Có Bố Sắc Noa luận sư (Viên Mãn) chính nơi đây đã giải thích

Luận Tỳ Bà Sa. Phía tây thành đi hơn 145 dặm, đến sông lớn ở phía bắc,

tiếp với núi phía Nam, thì đến chùa của Đại Chúng Bộ. Tăng nhân có

hơn 100 người. Ngày xưa, Phật Địa La luận sư đã ở nơi nầy, mà làm tập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.