BÚT KÝ ĐƯỜNG TAM TẠNG - Trang 78

- 78 -

Đại Đường Tây Vực Ký

Sự uy hiếp của Đại Vương rất mạnh mẽ. Binh lính chẳng ai giao tiếp

nổi. Giết hết những kẻ ác và người dân thế nào cũng nguyện lấy thân

nầy chết thay cho họ.

Vua nói:
- Nhà ngươi tin Phật Pháp, làm việc phước đức, mong được thành

Phật, thường nói về sự sống. Ngươi muốn dạy đời, nói việc ác của ta cho

đời sau sao. Nay ta bảo cho ngươi biết không được từ chối. Hãy đem ba

ức người kia (?) nhận chìm xuống sông Tín Độ. Ba ức người đó bị chìm

xuống rồi, phân thân trở thành ba ức binh sĩ và trở về lại nước của mình

bị mất. Sau đó tìm lại nơi mình bị chết để làm mưa làm gió. Trời đất kinh

hoàng nổi cơn sóng gió. Lúc đó, quả nhân mới thương mà than rằng giết

oan mọi người không tiếc, làm cho Phật Pháp bị diệt vong nên phải đoạ

vào địa ngục Vô gián lưu chuyển không cùng.

Cổ Thành của nước Xá Yết La, bên giữa có một ngôi Già Lam, Tăng

tín đồ hơn 100 người. Họ học theo giáo pháp Tiểu Thừa. Bồ Tát Thế

Thân ngày xưa đã ở đây soạn Thắng Nghĩa Đế Luận. Tại đây có một Bảo

Tháp cao hơn 200 thước. Trong quá khứ có bốn vị Phật thuyết pháp ở

đây và cũng có di tích của bốn vị Phật kinh hành nơi đây. Cách phía tây

bắc của Già Lam khoảng năm dặm sáu, lại có một Bảo Tháp cao hơn 200

thước, do Vua Asoka dựng nên để ghi lại nơi đây là nơi mà bốn đức Phật

trong quá khứ đã thuyết pháp. Phía đông bắc của hoàng thành đi hơn

10 dặm đến một Bảo Tháp bằng đá cao hơn 200 mét cũng do Vua Asoka

xây dựng. Đây là nơi ghi lại dấu tích của đức Như Lai qua phương bắc

để hoằng hóa trên đường dừng lại nơi đây. Theo truyền ký Ấn Độ chép

rằng trong Bảo Tháp ấy có lưu Xá Lợi, phát ra ánh sáng vào giờ Ngọ. Từ

phía đông đi khoảng năm trăm dặm đến nước Na Bộc Đệ.

Nước Na Bộc Đệ chu vi hơn hai ngàn dặm. Kinh Đô chu vi mười

bốn dặm năm. Họ trồng lúa hoa quả cùng những cây ăn trái khác. Nghề

nghiệp của nước nầy rất phong phú, khí hậu ôn hòa, phong tục yếu kém.

Học Đời Học Đạo đều có, nhưng tin Tà chánh lẫn lộn. Có hơn 10 ngôi

Già Lam và 8 ngôi Đền Thờ.

Ngày xưa Vua Ca Nị Sắc Ca đã tuần du đến nơi đây vì nghe nước

bên cạnh lớn mạnh và có những phong tục đặc thù. Làm sao mà phía

tây lại có uy thế như vậy. Cho nên Vua Ca Nị Sắc Ca thường gặp những

điều may. Ngày đêm bên nhà đều có binh lính canh gác. Nhà Vua đã ở

lại nước nầy suốt mùa đông. Rồi đến nơi Na Bộc Đệ Chất Tử ở. Từ đây

trở thành tên nước. Đất nước nầy cũng theo kịp Ấn Độ. Đất không có lê,

có đào, do đó Chất Tử nói rằng:

Muốn ăn đào lê thì phải đến nước Na La Phiệt Phất Đản La mới có.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.