C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 6

đó là những tiêu chuẩn phê phán, và do đó, khó mà có thể rút chúng ra khỏi sự
phê phán, bởi vì chúng được đặt trên cùng một miếng đất với sự phê phán.

Dĩ nhiên, bất cứ ai cũng chỉ có thể tán thành cái khuynh hướng chung được

nêu lên ở phần mở đầu của bản chỉ thị:

“Để giải phóng báo chí ngay từ bây giờ khỏi những sự hạn chế không đúng chỗ, không phù hợp với

những ý đồ của hoàng thượng, hoàng thượng đã ban một sắc lệnh cho nội các nhà vua hôm mồng 10 tháng

này để biểu thị sự kiên quyết không tán thành mọi việc chèn ép không cần thiết đối với hoạt động báo chí, và

trong khi thừa nhận ý nghĩa và sự cần thiết của nền chính luận trung thực và lương thiện, đức vua đã ủy

quyền cho chúng ta một lần nữa kêu gọi các nhân viên kiểm duyệt thi hành đúng điều hai của bản sắc lệnh

ngày 18 tháng Mười 1819 về chế độ kiểm duyệt”.

Đương nhiên! Nếu như chế độ kiểm duyệt là một sự cần thiết, thì sự kiểm

duyệt trung thực, tự do chủ nghĩa lại càng cần thiết hơn nữa.

Nhưng

cái ắt

phải

gây

ra

ngay

một

sự

nghi

hoặc

nhất

định, là

ngày

tháng

của

đạo

luật

đã

dẫn

ra

trên

đây.

Đạo

luật

được

đưa

ra

ngày

18

tháng

Mười

1819. Sao? Phải chăng đấy là đạo luật mà thời cuộc đã buộc phải hủy bỏ? Rõ
ràng là không phải, bởi vì người ta chỉ chỉ ra "một lần nữa" cho các nhân viên
kiểm duyệt thấy sự cần thiết phải thi hành đạo luật đó. Như vậy là đạo luật đã có
từ trước năm 1842, nhưng nó không được thi hành, - người ta nhắc tới nó chính là
để "ngay từ bây giờ" giải phóng báo chí khỏi những sự hạn chế không đúng chỗ,
không phù hợp với những ý đồ của hoàng thượng.

Bất chấp đạo luật, cho đến nay, báo chí đã phải chịu đựng những sự hạn chế

không đúng chỗ, - đó là kết luận trực tiếp rút ra ở phần mở đầu này.

Điều đó có phải là chống lại đạo luật hay chống lại các nhân viên kiểm

duyệt không?

Vị tất chúng ta đã có quyền khẳng định đó là hành động chống lại các nhân

viên kiểm duyệt. Suốt trong hai mươi hai năm qua đã diễn ra những hành động
phi pháp của một cơ quan bảo trợ lợi ích tối cao của các công dân trong một quốc
gia, tinh thần của họ, - của một cơ quan có những quyền hành lớn hơn cả những
nhân viên kiểm duyệt ở La Mã, bởi vì cơ quan này không chỉ điều tiết hành động
của những công dân cá biệt mà thậm chí còn điều tiết cả hành động của tinh thần
xã hội nữa. Lẽ nào trong nước Phổ, một nước hoàn mỹ, tự hào về bộ máy hành
chính của mình, lại có thể có một tình trạng phi pháp triệt để như vậy, một hành
vi vô sỉ như vậy của các quan chức cao cấp trong chính phủ? Hay trong sự mù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.