hai cũng dùng lời lẽ để tách mình khỏi mọi cái". Loại thứ nhất "thông minh nhưng không biết
gì cả", loại thứ hai "luôn luôn học tập". Thực ra loại thứ hai không thông minh và học tập par
çà, par là
2*
, nhưng chỉ là bề ngoài, chỉ là để mạo xưng cái nó học được một cách hời hợt là
trí tuệ của chính mình, dùng nó làm "khẩu hiệu" chống lại bản thân quần chúng mà sự phê
phán đã thụ giáo, và biến nó thành sự ngu xuẩn của sự phê phán có tính phê phán.
Loại thứ nhất cho rằng chữ như "cực đoan", "đi xa hơn", "đi chưa thật xa" đều có ý nghĩa
rất quan trọng và là những phạm trù được tôn kính nhất. Loại thứ hai nghiên cứu các quan
điểm
nhưng không vận dụng vào các quan điểm đó những tiêu chuẩn của những phạm trù trừu
tượng nói trên.
Sự phê phán số 2 kêu lên rằng hiện nay không thể bàn đến chính trị, rằng triết học đã chấm
dứt và nó sẵn sàng dùng những chữ như "ảo tưởng", "không tưởng", v.v., để tẩy trừ hệ thống
xã hội và những cuộc vận động xã hội, - phải chăng tất cả những điều đó chỉ là một sự tái bản
có sửa chữa một cách phê phán những phạm trù đã nói trên như "đi xa hơn", "chưa đi thật
xa"? Và tất cả những tiêu chuẩn của nó như "lịch sử", "phê phán", "tổng hợp đối tượng", "cái
cũ và cái mới", "sự phê phán và quần chúng", "sự nghiên cứu các quan điểm", tóm lại tất cả
những khẩu hiệu của nó chẳng lẽ không phải là được chế tạo ra từ những phạm trù, hơn nữa
từ những phạm trù trừu tượng tức những tiêu chuẩn hay sao !?
"Sự phê phán thứ nhất có tính thần học, có ác ý, ghen tuông, nhỏ mọn, láo xược; sự phê phán thứ hai là mặt đối lập của
tất cả những cái đó".
Sau khi tuôn ra như vậy một hơi liền không nghỉ hàng tràng lời tự tán tụng và vơ cho mình
tất cả những cái mà nhóm Béc-lin không có, hoàn toàn giống như thượng đế có tất cả cái gì
mà con người không có, sự phê phán đã tự chứng nhận rằng:
"Nó đã đạt tới sự sáng tỏ, sự ham hiểu biết, sự yên tĩnh nhờ đó mà nó trở thành không thể bị thương và không gì chiến
thắng nổi".
Vì vậy, đối với một địch thủ như nhóm Béc-lin, nó không cần đến "một công cụ nào khác
ngoài cái cười ô-lem-pích". Sự phê phán với tính triệt để riêng có của nó đã trình bày kỹ càng
tính chất của cái cười đó bằng cách ra sức xác định nó là gì và không phải là gì. "Cái cười đó
không phải là sự kiêu ngạo". Tuyệt nhiên không ! Đó là sự phủ định của phủ định. Đấy "chỉ
là biện pháp mà nhà phê phán, với nét mặt vui vẻ và bình thản, phải dùng để chống lại một
quan điểm thấp kém hơn sự phê phán mà lại tự cho mình là ngang hàng với nó" (Tự phụ
thay!). Cho nên khi nhà phê phán cười là ông ta dùng một biện pháp và với "tâm hồn bình
thản" ông ta dùng biện pháp cười đó không phải để chống lại con người mà để chống lại
quan điểm! Ngay cái cười cũng là một phạm trù mà nhà phê phán dùng và thậm chí nhất
định phải dùng!
Sự phê phán siêu phàm không phải là biểu hiện của hoạt động vốn có của chủ thể người
hiện thực nghĩa là sống trong xã hội hiện đại và đồng cam cộng khổ với xã hội đó. Cá nhân